Tin Tổng Hợp


Các cuộc đối thoại sẽ được tiến hành xung quanh bốn trụ cột chính bao gồm sự ổn định của chuỗi cung ứng; năng lượng sạch, giảm các bon; thuế và chống tham nhũng cũng như thương mại.

Các nước thành viên của khung chính sách kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) mới đây đã đồng thuận về khung chính sách chia sẻ thông tin và hệ thống cho phép tìm kiếm nguồn thay thế trong chuỗi cung ứng trong trường hợp có gián đoạn ở một nước thành viên, theo tuyên bố ban đầu được đưa ra chuẩn bị cho cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần tới.

Theo Nikkei, 14 nước tham gia vào sáng kiến kinh tế được dẫn đầu bởi Mỹ, vốn được tính toán để tạo đối trọng với Trung Quốc, nhắm đến việc chuẩn bị sẵn sàng cho tình trạng thiếu hụt và đóng cửa chuỗi cung ứng các sản phẩm bán dẫn cũng như các nguyên liệu thô quan trọng.

Các nước tham gia vào IPEF bao gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Indonesia và Singapore. Cuộc họp này dự kiến diễn ra ở Los Angeles bằng hình thức trực tiếp, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo dự kiến sẽ tham dự. Cuộc họp dự kiến cũng có sự góp mặt của Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại, Công nghiệp Nhật Yasutoshi Nishimura.

Các cuộc đối thoại sẽ được tiến hành xung quanh bốn trụ cột chính bao gồm sự ổn định của chuỗi cung ứng; năng lượng sạch, giảm các bon; thuế và chống tham nhũng cũng như thương mại.

Các nước nhiều khả năng sẽ ra thông báo chung về những trụ cột của thỏa thuận mà họ dự kiến sẽ tham gia. Mỹ và Nhật sẽ tham gia vào cả bốn trụ cột này.

Theo tuyên bố phác thảo, các nước sẽ cố gắng hợp tác để có thể nhanh chóng hồi phục từ sự đóng cửa của chuỗi cung ứng do nguyên nhân xung đột hoặc bệnh tật lây lan. Các nước cũng sẽ nỗ lực để củng cố cho chuỗi cung ứng bằng cách đa dạng hóa địa điểm sản xuất cũng như cho phép thêm hoạt động tích trữ hàng hóa, nguyên liệu thô thông qua việc trao đổi thông tin tốt hơn giữa các nước.

 

Ở thời điểm đầu đại dịch COVID-19, các nước trên toàn cầu đã chật vật trong việc có được khẩu trang và vaccine, nhiều khi họ phải cạnh tranh với nhau để có được nguồn cung. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên tồi tệ hơn sau khi Nga – Ukraine leo thang căng thẳng từ tháng 2/2022, chính vì vậy giá cả tăng vọt, giá khí đốt và ngũ cốc không ngừng lập những đỉnh cao mới.

Gần đây, những căng thẳng xung quanh vấn đề Đài Loan đã khiến nhiều người dự báo về rủi ro của chuỗi cung ứng, các nước vì vậy cần phải thành lập ra khung hợp tác hiệu quả hơn.

Với một trọng tâm nhắm đến vấn đề an ninh năng lượng, tuyên bố phác thảo có bao gồm các sáng kiến nhằm giúp các nước ví như các nước trong ASEAN vốn sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn so với các nước phát triển, chuyển sang dùng năng lượng tái sinh.

Trong lĩnh vực thương mại, các nước đang tính đến việc cải thiện minh bạch chuyển giao dữ liệu và đồng thời vận động thêm nhiều thủ tục hải quan được thực hiện trực tuyến.

Trong mảng thuế và chống tham nhũng, tuyên bố yêu cầu các nước tuân thủ hiệp định thuế để tránh trường hợp đánh thuế hai lần với các doanh nghiệp đa quốc gia.

Trung Mến

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

 

Bài viết liên quan

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát triển kinh tế tư nhân

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ