Tin Tổng Hợp


Theo WSJ, giới phân tích dự đoán phải mất tới 8 năm để Apple chuyển 10% sản lượng ra khỏi Trung Quốc.

Theo Wall Street Journal, Apple gần đây đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc - nơi từ lâu đã chiếm ưu thế trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này.

Cụ thể, gã khổng lồ công nghệ đã yêu cầu các đối tác đẩy mạnh sản xuất ở những quốc gia khác thuộc châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Việt Nam. Đáng chú ý hơn, Apple cũng đề cập đến việc giảm sự phụ thuộc vào tập đoàn công nghệ Foxconn - đối tác sản xuất iPhone chính cho Apple.

Trên thực tế, tập đoàn công nghệ này đã lên kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc từ lâu nhưng vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên, cuộc biểu tình tại Foxconn Trịnh Châu mới đây đã trở thành một hồi chuông cảnh báo, rằng chuỗi sản xuất của Apple sẽ bị đứt gãy bất cứ khi nào nếu còn tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc.

Các vấn đề liên tục xảy ra với nhà máy Foxconn tại Trung Quốc khiến Apple phải đẩy nhanh việc mở rộng sản xuất ra các quốc gia khác. Ảnh: WSJ.

Các cuộc biểu tình tại nhà máy của Foxconn cùng với các biện pháp chống dịch khắc nghiệt tại Trung Quốc đã khiến nhiều chuyên gia đưa ra dự đoán xấu về tương lai của Apple.

Theo phân tích của Wedbush, sản lượng iPhone sẽ giảm khoảng 10% trong năm nay, còn TFI Asset Management thì cho rằng số lượng iPhone được sản xuất sẽ giảm tới 20% - tương đương 15 hoặc 20 triệu chiếc - so với dự kiến.

Ngoài ra, các công ty phân tích này cũng cho rằng phải đến tháng 3 năm sau thì nguồn cung của Apple mới có thể ổn định trở lại, trong điều kiện không xảy ra thêm bất kỳ cuộc biểu tình hay sự kiện nào khiến nhà máy đóng cửa.

Các chuyên gia hiện ước tính rằng tỷ lệ cầu hiện gấp 3 lần cung, và tất cả cửa hàng bán lẻ, kho hàng hay kênh trực tuyến của Apple đều sẽ hết hàng các mẫu Pro cho đến tháng 1 năm sau.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi chuỗi cung ứng của Apple cũng được nhiều người đánh giá là khó khăn. Theo WSJ, giới phân tích dự đoán phải mất tới 8 năm để Apple chuyển 10% sản lượng ra khỏi Trung Quốc, và nếu muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào quốc gia này thì có lẽ cần chuyển ít nhất là 40% sản lượng.

Nguyên nhân chính là tại Trung Quốc, mật độ dày đặc các nhà cung cấp và các kỹ sư sản xuất sẽ giúp việc triển khai các bản thiết kế và nguyên mẫu sản phẩm của Apple nhanh hơn.

Để phát triển ở các quốc gia khác, Apple sẽ phải xây dựng lại từ đầu quy trình này. Tuy nhiên, tình hình thị trường lao động đang thu hẹp lại và nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn sẽ khiến Apple gặp nhiều khó khăn.

Apple sẽ phải xây dựng lại hoàn toàn chuỗi cung ứng nếu muốn chuyển sang các nước khác. Ảnh: Reuters.

Hiện tại một số trung tâm sản xuất của Apple đã mở rộng sang Việt Nam và Ấn Độ, nhưng công ty còn rất nhiều điều cần phải làm để thực hiện những thay đổi lớn hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Được biết, Apple có mục tiêu dài hạn là chuyển khoảng 40-45% sản lượng iPhone sang sản xuất tại Ấn Độ, tăng mạnh so với mức dưới 10% hiện tại. Trong khi đó, Việt Nam dự kiến đảm nhận thêm việc sản xuất các dòng sản phẩm khác như AirPods, Apple Watch và các mẫu MacBook.

Đầu tuần vừa qua, cổ phiếu của Apple đã giảm gần 2,6% sau khi Bloomberg đưa tin rằng công ty này có thể thiếu hụt sản lượng khoảng 6 triệu chiếc iPhone Pro do tình trạng bất ổn. Nếu tính từ đầu năm, giá cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 17%.

Hằng Nga

Nguồn: https://zingnews.vn

 

 

 

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...