Tin Tổng Hợp


Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) nhanh chóng nổi lên như làn sóng lớn tiếp theo trong công nghệ kinh doanh toàn cầu, các doanh nghiệp Canada dường như đã bị tụt lại phía sau.

AI có thể là chìa khóa kích thích năng suất của doanh nghiệp Canada. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang mạng theglobeandmail.com, doanh nghiệp Canada không chỉ gặp vấn đề về năng suất, mà họ còn sợ công nghệ. Hai vấn đề này có liên quan đến nhau. Việc vượt qua nỗi sợ công nghệ – đặc biệt là liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) – có thể mở ra con đường giải quyết vấn đề năng suất.

Bà Catherine Fortin LeFaivre, Phó chủ tịch chính sách chiến lược và quan hệ đối tác toàn cầu tại Phòng Thương mại Canada, cho biết: “Người ta tập trung rất nhiều vào sự an toàn, các biện pháp bảo vệ cần thiết xung quanh AI... Tuy nhiên, người ta ít chú ý đến những tác động tích cực hoặc sự liên kết về năng suất mà AI có thể mang lại...”.

Bà Fortin LeFaivre gần đây đã viết một bài bình luận cho rằng năng suất yếu kém của Canada có liên hệ với tỷ lệ áp dụng công nghệ mới thấp trong khu vực tư nhân của nước này. Canada đứng thứ 29 trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dựa trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)/mỗi giờ làm việc.

Với việc AI nhanh chóng nổi lên như làn sóng lớn tiếp theo trong công nghệ kinh doanh toàn cầu, Canada dường như đã bị tụt lại phía sau.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê Canada (Statscan) cho thấy tính đến cuối năm 2021, có chưa đến 4% doanh nghiệp Canada áp dụng bất kỳ hình thức AI nào. Một báo cáo gần đây của Dais, tổ chức tư vấn chính sách của Đại học Toronto Metropolitan, cho biết trong số 35 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có cơ quan thống kê quốc gia đã thực hiện các cuộc khảo sát kinh doanh tương tự, Canada đứng thứ 20 về việc áp dụng AI.

Bất chấp tất cả những thông tin về AI trong khoảng một năm qua, hầu hết các doanh nghiệp Canada đều không vội vàng vào cuộc. Phòng nghiên cứu dữ liệu kinh doanh của Phòng Thương mại Canada đã khảo sát các công ty về kế hoạch công nghệ của họ trong quý đầu tiên của năm nay và nhận thấy rằng chỉ 6% dự định áp dụng AI trong 12 tháng tới.

Ở các doanh nghiệp lớn hơn – những doanh nghiệp có hơn 100 nhân viên – sức hấp dẫn của AI có vẻ lớn hơn, với 16% cho biết họ có kế hoạch áp dụng một số công nghệ AI mới trong năm nay. Việc áp dụng AI được xem là một vấn đề khó khăn đối với nhiều công ty nhỏ có từ 5-19 nhân viên, trong đó chỉ 5,5% dự định áp dụng AI.

Vấn đề là 98% doanh nghiệp Canada có ít hơn 100 nhân viên và những công ty này chịu trách nhiệm tạo ra gần 40% GDP của đất nước. Báo cáo của Dais lập luận rằng nếu Canada muốn đạt được mức tăng năng suất đáng kể từ AI, họ sẽ cần giành chiến thắng trước lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ hơn này.

Báo cáo cho biết: “Để Canada tận dụng tối đa lợi ích tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ cần đảm bảo rằng việc phổ biến công nghệ này vượt xa những quốc gia áp dụng hàng đầu và tiếp cận được thị trường rộng lớn hơn. Trong khi Canada tương đối hiệu quả trong việc thu hút các công ty lớn sử dụng công nghệ AI, thì các công ty nhỏ lại bị bỏ lại phía sau”.

Đây chính là điều khiến khu vực doanh nghiệp nhỏ đạt được thành quả dễ dàng, có được những lợi ích kinh tế đáng kể từ AI. Ở đây có rất nhiều tiềm năng để đưa AI vào hoạt động, giúp sản phẩm kinh doanh của Canada trở nên sáng tạo và hiệu quả hơn.

Các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ có động lực lớn nhất để nắm bắt công nghệ AI. Đây là những hoạt động với số lượng người tham gia hạn chế, cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm các nhiệm vụ hành chính tiêu tốn thời gian và sức lao động quý giá. Các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt cảm nhận được sự thiếu hụt kỹ năng trong bối cảnh thị trường việc làm thắt chặt hiện nay.

Số lượng các công ty Canada ứng dụng công nghệ AI tương đối thấp . Ảnh: The Canadian Press

Nếu các ứng dụng tương đối đơn giản của AI có thể trút bỏ một số gánh nặng hành chính đó khỏi tay các nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ được giải phóng sức lao động để thực hiện các nhiệm vụ có giá trị và hiệu quả hơn.  Bà Fortin LeFaivre nhấn mạnh: “Hãy tưởng tượng nếu mọi chuyên gia đều có thêm một giờ mỗi ngày. Có lẽ đó là những gì chúng ta cần”.

Báo cáo của Dais cũng lưu ý rằng một số ngành công nghiệp lớn nhất của Canada là những ngành áp dụng AI chậm nhất. Lĩnh vực bất động sản, ngành đóng góp lớn nhất vào GDP của Canada, nằm gần cuối danh sách. Tương tự, một số lĩnh vực có số lượng việc làm lớn nhất, chẳng hạn như bán lẻ và chăm sóc sức khỏe, nằm trong số những ngành áp dụng AI thấp nhất trong nước.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cho dù họ thuộc lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, rào cản chính có thể là việc thiếu bí quyết công nghệ ngay từ đầu trong doanh nghiệp của họ. Đối với các công ty quá nhỏ để có người quản lý hoặc bộ phận công nghệ thông tin (CNTT), khái niệm AI là điều gì đó xa vời.

Bà Fortin LeFaivre gợi ý rằng có lẽ chìa khóa để mở ra tiềm năng của AI trong doanh nghiệp nhỏ của Canada là suy nghĩ về vấn đề nhỏ hơn. Điều này phù hợp với cả các công ty đang xem xét áp dụng AI và cuộc thảo luận quốc gia xung quanh các công nghệ mới này.

Người ta thường nghĩ về những tác động to lớn của AI, nhưng AI cũng có rất nhiều ứng dụng thông thường mà chưa được nhắc nhiều đến, ví dụ như ứng dụng trong việc hợp lý hóa quá trình lập hóa đơn, duy trì dự báo…

Viết Tuân (P/v TTXVN tại Ottawa)

Nguồn: https://bnews.vn

Bài viết liên quan

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát triển kinh tế tư nhân

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...