Tương lai của ngành Ngân hàng sẽ được định hình bởi một số xu hướng lớn, bao gồm cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tăng tốc, kỳ vọng mới của người tiêu dùng và những nỗ lực của Chính phủ nhằm chống lại sự bất bình đẳng về kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Economist Impact, các ngân hàng sẽ cần điều chỉnh, tập trung chiến lược vào các mục đích và khả năng sinh lời.
Báo cáo có tiêu đề "Ngân hàng năm 2035: Ba tương lai có thể xảy ra", đề cập tới 3 kịch bản cho tương lai của ngành Ngân hàng và khám phá các lực lượng cải tổ chính đến năm 2035.
Xu hướng đầu tiên là cuộc cách mạng kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, tạo ra các nền kinh tế số tập trung vào sản xuất, thu thập và bảo vệ dữ liệu. Báo cáo cho biết, sự tăng trưởng này mang đến những cơ hội và thị trường mới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng cũng làm gia tăng rủi ro về quy định và an ninh mạng.
Xu hướng thứ hai là sự phân mảnh kinh tế đang gia tăng do chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng và là mối đe dọa đối với toàn cầu hóa, gây ra sự không chắc chắn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và quản trị quốc tế.
Xu hướng thứ ba là sự gia tăng các thách thức chung của toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, đại dịch, xung đột địa chính trị, lạm phát cao, giá cả tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm.... Trên khắp thế giới, các chính phủ đang nỗ lực giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng thời, các chủ thể thuộc khu vực tư nhân đang tăng cường đóng vai trò lớn hơn trong giải quyết những thách thức này.
Xu hướng thứ tư là bất chấp nỗ lực chống lại bất bình đẳng kinh tế và xã hội dai dẳng, những cơn gió ngược vẫn tiếp diễn, những nhóm dân số dễ bị tổn thương sẽ tiếp tục bị bỏ lại phía sau. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng không cân xứng đến các quốc gia và khu vực kém phát triển; chuyển đổi kỹ thuật số đang làm gia tăng khoảng cách giữa các quốc gia cũng như giữa các thế hệ; và quá trình đô thị hóa được dự báo sẽ tăng đều đặn trong những thập kỷ tới... Tất cả điều này làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng.
Xu hướng lớn cuối cùng sẽ tác động đến tương lai của ngành Ngân hàng là sự nổi lên của các chuẩn mực đạo đức. Khi người tiêu dùng có tiếng nói hơn về các vấn đề môi trường và xã hội, họ sẽ mong đợi các công ty đóng vai trò ngày càng lớn trong việc giải quyết những vấn đề này. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng tốc khi hoạt động đầu tư hướng tới việc áp dụng chính thống và khi các nỗ lực nhằm giảm tải carbon cho các nền kinh tế tiếp tục được nhân lên.
Theo báo cáo, 5 xu hướng lớn này sẽ đóng vai trò là nền tảng cho tương lai của ngành Ngân hàng, theo đó, 3 kịch bản tiềm năng được hình dung như sau:
Kịch bản đầu tiên: Các ngân hàng đã chuyển đổi chính mình để lấy lại niềm tin của công chúng, trở nên minh bạch hơn, có đạo đức và lấy khách hàng làm trung tâm, đồng thời tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng và xã hội nói chung. Trong trường hợp này, ngân hàng có các công bố thông tin rõ ràng và có hành động giúp khách hàng kiểm soát tiền và dữ liệu nhiều hơn.
Trong những năm trước đó, các ngân hàng đã theo đuổi quan hệ đối tác với các tổ chức phi ngân hàng, trong khi hoạt động mua bán và sát nhập (M&A) đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của ngành. Các quy định cũng phát triển để đảm bảo người tiêu dùng và nhà đầu tư được bảo vệ.
Kịch bản thứ hai: Cách thức hoạt động của các ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể do tính cấp bách của hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các ngân hàng hiện đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đầu tư mạnh vào công nghệ xanh và sản phẩm bền vững.
Các chất xúc tác chính của sự thay đổi mô hình này bao gồm: Đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị (ESG), áp lực của người tiêu dùng và nhà đầu tư, những đột phá về công nghệ và việc áp dụng thuế carbon đối với các quốc gia gây ô nhiễm lớn trên hành tinh.
Kịch bản thứ ba: Thế giới ngày càng trở nên phân mảnh do các yếu tố kinh tế và chính trị, buộc các ngân hàng phải thích nghi với cách thức hoạt động trong nước và phải ứng phó với các quy định khác nhau cũng như kỳ vọng của khách hàng ở các khu vực khác nhau.
Báo cáo dự đoán, trong thập kỷ tới, sự phân mảnh toàn cầu tiếp tục gia tăng, các hiệp định song phương và khu vực thay thế Tổ chức Thương mại Thế giới, cùng sức mạnh kinh tế và chính trị của các nước BRIC+ tăng lên, dẫn đến việc nền kinh tế toàn cầu giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Minh Ngọc
Nguồn: https://thitruongtaichinhtiente.vn
Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá...
“Cơ hội ngàn năm để Việt Nam vào nhóm nước phát triển”;...
Sáng 31/12, Công đoàn Các khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh Long An tổ...
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,...
Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...