Tin Tổng Hợp


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối tháng 11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỉ đô la Mỹ, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỉ đô la Mỹ, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo Chinhphu.vn, trong 11 tháng năm 2022, cơ cấu xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,3 điểm phần trăm. Đặc biệt, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%.

Việt Nam có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ đô la Mỹ, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ đô la Mỹ, chiếm 70,1%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,6%. Trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,9%, tăng 1,8 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,4%, bằng cùng kỳ năm trước.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 11-2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,18 tỉ đô la Mỹ, giảm 3,9% so với tháng trước và giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 28,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,8% so với tháng trước và giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỉ đô la Mỹ, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 331,61 tỉ đô la Mỹ, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 101,5 tỉ đô la Mỹ. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỉ đô la Mỹ.

T.Đào

Nguồn: https://thesaigontimes.vn

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...