Tin Tổng Hợp


14 nước tham gia sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu nhất trí hợp tác để củng cố chuỗi cung ứng của các mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như chip bán dẫn và thiết bị y tế để phản ứng tốt trước các tình huống khẩn cấp.

Các bộ trưởng của 14 nước đối tác IPEF tại cuộc họp ở Detroit, Mỹ hôm 27-5. Ảnh: NHK

Theo hãng tin Kydoo, thỏa thuận trên đạt được tại cuộc họp cấp bộ trưởng của IPEF tại thành phố Detroit (Mỹ) hôm 27-5.

Đây là kết quả thực chất đầu tiên từ khi Mỹ phát động sáng kiến IPEF hồi tháng 5 năm ngoái, với sự tham gia của 14 nước gồm Ấn Độ. Brunei, Fiji, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp giảm sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, nước đang phô trương sức mạnh kinh tế trong khu vực.

Trao đổi với báo chí sau khi kết thúc cuộc họp ở Detroit, Bộ trưởng Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết đây là thỏa thuận hợp tác đa phương đầu tiên của thế giới về chuỗi cung ứng hàng hóa và công nghệ quan trọng

Tuyên bố chung của các bộ trưởng của IPEF cho biết, thỏa thuận sẽ tìm cách tăng cường khả năng phục hồi, hiệu quả, năng suất, tính bền vững, minh bạch, đa dạng hóa cũng như an ninh của chuỗi cung ứng thông qua các hoạt động hợp tác, cũng như các hành động riêng lẻ của các nước đối tác IPEF.

Theo tuyên bố, các nước đối tác của IPEF sẽ phát triển một hệ thống để xác định chung các rủi ro của chuỗi cung ứng quan trọng, với mỗi đối tác sẽ giám sát và đánh dấu các lĩnh vực quan trọng của riêng họ.

Họ cũng hướng tới mục tiêu bảo đảm giao kịp thời các hàng hóa quan trọng trong các cuộc khủng hoảng bằng cách cải thiện quy trình phối hợp và phản ứng giữa các đối tác của IPEF.

Tuyên bố không đề cập cụ thể hàng hóa nào được coi là thiết yếu. Tuy nhiên, một quan chức Nhật Bản cho biết mục tiêu nhắm đến là các khoáng sản quan trọng, chip bán dẫn, công nghệ năng lượng mới và các tài nguyên hoặc thiết bị khác có thể tác động đáng kể đến xã hội nếu nguồn cung bị gián đoạn.

Vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt liên quan đến hàng hóa như thực phẩm, năng lượng và các sản phẩm công nghiệp chủ chốt, đã trở thành tâm điểm chú ý sau đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Detroit, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết thỏa thuận hợp tác của IPEF ủng hộ thành lập một hội đồng để điều phối các hoạt động của chuỗi cung ứng và “Mạng lưới ứng phó khủng hoảng” để đưa ra cảnh báo sớm cho các nước IPEF về khả năng gián đoạn nguồn cung.

Khả năng phục hồi chuỗi cung ứng là một trong bốn trụ cột của IPEF, cùng với thương mại công bằng, năng lượng sạch, thuế hợp lý và chống tham nhũng.

Về năng lượng sạch, các nước đối tác IPEF sẽ giới thiệu một sáng kiến nhiên liệu hydrogen khu vực để khuyến khích triển khai rộng rãi hydrogen sản xuất từ năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp.

Với các vấn đề xung quanh việc cắt giảm thuế quan và tiếp cận thị trường bị loại khỏi các cuộc đàm phán tại Detroit, các nước  đối tác IPEF dường như muốn kiếm một thỏa thuận toàn diện hơn vào tháng 11 khi các nhà lãnh đạo của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đến  San Francisco (Mỹ) để tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên.

Bộ trưởng Gina Raimondo nói rằng Mỹ sẽ làm việc để đạt được thỏa thuận hợp tác tổng thể đối với các khía cạnh còn lại của IPEF vào thời điểm Tổng thống Joe Biden đón tiếp các lãnh đạo APEC vào cuối năm nay.

Các trụ cột còn lại của IPEF có thể khó giải quyết hơn, chẳng hạn như thương mại, lĩnh vực mà Ấn Độ không muốn tham gia vì lo ngại về các cam kết về môi trường và lao động quá nghiêm ngặt. Thương mại thường là vấn đề “khó nhằn” nhất trong cuộc đàm phán hợp tác đa phương.

Tại cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên ở Los Angeles hồii tháng 9 năm ngoái, các nước đối tác IPEF đã nhất trí khởi động đàm phán chính thức về việc xây dựng một trật tự kinh tế dựa trên luật lệ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Sáng kiến IPEF, với 14 nước đối tác chiếm 40% GDP toàn cầu, được xem là sự trở lại của Mỹ trong khu vực sau khi nước này rút khỏi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017. Canada cũng đang muốn gia gia nhập sáng kiến này.

Khánh Lan | Theo Kyodo, Bloomberg

Nguồn: https://thesaigontimes.vn

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...