Tin Tổng Hợp


Ngoài hai nhà máy đang hoạt động, Tập đoàn Sharp (Nhật Bản) muốn xây dựng thêm nhà máy thứ 3 quy mô lớn ở Bình Dương để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc, đa dạng hóa thị trường và phân tán rủi ro.

Ông Hashimoto, Chủ tịch Tập đoàn Sharp (Nhật Bản) cho biết, Sharp đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, trong đó có Bình Dương để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và phân tán rủi ro.

Ông lớn công nghệ Nhật Bản muốn xây dựng nhà máy thứ 3 ở Bình Dương

Tập đoàn Sharp muốn xây dựng nhà máy thứ 3 ở Bình Dương

Chủ tịch Tập đoàn Sharp đánh giá Bình Dương là địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn, phù hợp với tiêu chí của Sharp. Do đó, dù đã có 2 nhà máy sản xuất đặt tại Khu công nghiệp VSIP) I, VSIP II, tuy nhiên, thời gian tới, Tập đoàn Sharp sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư và xây dựng thêm 1 nhà máy quy mô lớn nữa.

Nhà máy mới sẽ định hướng phát triển về các sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến như sản xuất, gia công các sản phẩm điện tử, linh kiện công nghệ cao, điện thoại thông minh, sản xuất đồ điện tử gia dụng, điện gia dụng …

Tập đoàn Sharp mong muốn Bình Dương sẽ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu về quỹ đất xây dựng, cung cấp lao động, nhân công cũng như cơ sở hạ tầng giao thông kết nối hoàn thiện.

Đồng thời, Sharp muốn được Bình Dương cho hưởng các ưu đãi về thuế (Tập đoàn sẽ nộp hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghệ cao) và chi phí đầu tư, xây dựng.

Hiện nay Bình Dương có 29 khu công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch 12.662ha. Trong đó, có 2 khu công nghiệp đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư là VSIP III và Cây Trường với tổng diện tích đất 1.700ha.

Ngoài ra, các khu công nghiệp khác đang thực hiện các thủ tục mở rộng như Rạch Bắp, Nam Tân Uyên, Đất Cuốc… Bình Dương đã chuẩn bị khoảng 3.000ha đất để thu hút đầu tư.

Theo Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt trên 2,5 tỷ USD.

Trong đó, có 34 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 12 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư, 82 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần.

Hứa Phương

Nguồn: https://theleader.vn

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...