Tin Tổng Hợp


Liên Hiệp Quốc cho biết, ngành kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường như ô tô điện và tuabin gió đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, trái ngược xu hướng suy giảm chung của thương mại toàn cầu.

Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 32.000 tỷ USD trong năm 2022 dù có sự đảo chiều vào nửa cuối năm trong bối cảnh các điều kiện kinh tế xấu đi và bất ổn gia tăng.

UNCTAD cho biết, tăng trưởng thương mại toàn cầu dự báo sẽ đình trệ trong nửa đầu năm nay, nhưng giao dịch các loại “hàng hóa xanh” đang đi ngược xu hướng. Theo cơ quan này, hoạt động thương mại đối với “hàng hóa xanh” đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong cả năm 2022.

“Hàng hóa xanh” là những sản phẩm như ô tô điện hoặc các loại bao bì không dùng nhựa, được sản xuất với mục đích sử dụng ít tài nguyên hơn hoặc tạo ra ít chất thải gây ô nhiễm môi trường hơn so với các sản phẩm truyền thống.

UNCTAD cho biết, kim ngạch thương mại đối với “hàng hóa xanh” đã tăng khoảng 4% trong nửa cuối năm 2022 và đạt mức kỷ lục 1.900 tỷ USD vào cuối năm này, cao hơn 100 tỷ USD so với năm 2021. Trong đó lĩnh vực xe điện và xe hybrid tăng 25%, bao bì không dùng nhựa tăng 20%, và tuabin gió tăng 10%.

Ông Alessandro Nicita - một trong những tác giả của báo cáo nhận định, đây là tin tốt cho “hành tinh xanh” do những hàng hóa này là chìa khóa để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Báo cáo được công bố chỉ vài ngày sau khi Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo trong đó các nhà khoa học cảnh báo rằng lượng khí thải nhà kính ngày càng tăng đang khiến hành tinh hướng tới sự thay đổi không thể đảo ngược.

UNCTAD cho biết, họ kỳ vọng các ngành công nghiệp xanh sẽ phát triển bùng nổ hơn nữa khi các quốc gia tăng cường nỗ lực cắt giảm khí thải và ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Cơ quan này dự báo thị trường toàn cầu về ô tô điện, năng lượng mặt trời và gió, hydro xanh và hàng chục công nghệ thân thiện với môi trường khác sẽ đạt 2.100 tỷ USD vào năm 2030, gấp 4 lần giá trị hiện tại.

Minh Huy

Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn

 

 

Bài viết liên quan

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay cơ hội tái cấu trúc?

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

VIETNAM PAPER DAY 2025: ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI NGÀNH GIẤY VÀ...

VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...

FDI vào Việt Nam giữa áp lực thuế quan: Thách thức hay...

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...