Tin Tổng Hợp


Đối với các nhà đầu tư quốc tế, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam rất hấp dẫn.

Mới đây, tạp chí The Banker (Anh) có bài viết về kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng trong năm 2024 khi mà “lượng công ty nước ngoài thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam tăng và số lượng khách du lịch ngày càng tăng”.

Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 5,1% vào năm 2023 và được dự báo sẽ tăng lên tới 6–6,5% vào năm 2024, “đưa Việt Nam trở thành một trong những môi trường tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á”, The Banker nhận định.

Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi các yếu tố xuyên suốt các lĩnh vực kinh tế. Phó giám đốc điều hành của VinaCapital Fund Management Khánh Vũ cho biết: “Sự phục hồi trong tăng trưởng GDP sẽ được thúc đẩy bởi xuất khẩu và sản xuất, du lịch tăng lên cũng như sự phục hồi khiêm tốn của tiêu dùng trong nước và tâm lý người tiêu dùng. Lương của khu vực công sẽ tăng từ giữa năm, đó là một lý do khiến chi tiêu trong nước vào năm 2024 sẽ mạnh hơn năm 2023”.

Việt Nam sẽ trở thành một trong những môi trường tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á. Ảnh minh họa.

The Banker cũng cho rằng “tăng trưởng kinh tế cũng được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thuận lợi”. Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cắt giảm lãi suất 150 điểm cơ bản, xuống 4,5%. Điều này ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi ngân hàng, với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng giảm từ 7–8% vào đầu năm 2023, xuống còn khoảng 4–5% một năm sau đó.

“Điều đáng khích lệ là các công ty hiện đang vay để làm vốn lưu động và chi tiêu vốn”, ông Khánh Vũ nói. “Cách đây một năm, họ vay với lãi suất từ 9% đến 11%, nhưng bây giờ một số người có thể vay với lãi suất 5% đến 7%. Lãi suất huy động giảm nhanh hơn lãi suất cho vay nên lãi suất cho vay có lẽ còn phải giảm xa hơn”.

Còn Helmi Arman, nhà kinh tế tại Citi Việt Nam cho biết: “Sau khi đóng băng vào đầu năm 2023, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi vào nửa cuối năm. Chính phủ đang thúc đẩy các cải cách cơ cấu nhằm đặt nền móng cho sự phục hồi bền vững hơn ở lĩnh vực bất động sản”.

Đối với các nhà đầu tư quốc tế, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn hấp dẫn nhất, đặc biệt là chuỗi cung ứng điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng. Đối với các nhà đầu tư trong nước, xuất khẩu hàng may mặc, giày dép, đồ nội thất đang được quan tâm nhiều nhất.

Đối với các nhà đầu tư quốc tế, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn hấp dẫn. Ảnh minh họa bởi AI.

Xu hướng chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho Việt Nam. Vào tháng 11/2023, Apple tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư thông qua nhà cung cấp Luxshare Precision Industry. Khoản đầu tư 504 triệu USD cho phép Luxshare xây dựng một cơ sở mới và cho phép Apple chuyển nhiều hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Các nhà sản xuất chip Hà Lan cũng đã công bố ý định chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong đó BE Semiconductor Industries cho biết họ đã nhận được sự chấp thuận đầu tư 5 triệu USD để thuê mặt bằng nhà máy.

Mỹ đang xem xét quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam

Sức mạnh của ngành sản xuất đang có tác động tích cực đến dòng xuất khẩu. Ông Khánh Vũ cho biết: “Xuất khẩu của Việt Nam chuyển từ giảm trong hầu hết năm 2023 sang tăng trưởng bắt đầu từ tháng 9 năm 2023, tăng tốc từ mức tăng trưởng không đáng kể trong tháng 9 lên mức tăng trưởng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 12 trước Giáng sinh”.

Cách đây hai tuần, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper cho biết Chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét việc công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Ảnh minh họa.

“Đây là điều mà Bộ Thương mại (DoC) của chúng tôi đang thực hiện”, ông Knapper nói. “Thời hạn để thực hiện việc này là 270 ngày, bắt đầu từ tháng 10/2023. Chính phủ Hoa Kỳ cam kết thực hiện một quy trình công bằng và minh bạch, phù hợp với các quy tắc quốc tế”

“Chúng tôi mong đợi DoC tiếp tục nỗ lực thực hiện điều này. Và chúng tôi mong muốn được tiếp tục hợp tác với Việt Nam, làm sâu sắc và tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư của hai đất nước chúng ta”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói.

Quá trình xem xét cũng bao gồm giai đoạn lấy ý kiến công chúng trước khi đưa ra quyết định. Phía Mỹ hy vọng quy trình có thể hoàn tất vào khoảng tháng 6 năm nay.

Theo Dy Khoa

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam trước bước ngoặt chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...