Tin Tổng Hợp


Trong đợt bùng phát thứ 5, Nhật ghi nhận gần 26.000 ca COVID vào ngày 20-8 - Ảnh: Bloomberg

Từ chỗ phải ban bố tình trạng khẩn cấp, tình hình dịch COVID-19 ở Nhật đã cải thiện nhanh vượt ngoài mong đợi. Vắc xin và ý thức người dân có thể đóng vai trò chính.

Những tuần gần đây, dịch COVID-19 ở Nhật giảm nhiệt một cách nhanh chóng, nhanh đến mức một ủy ban chuyên gia của Bộ Y tế Nhật chưa kịp hiểu tại sao điều này xảy ra.

Theo báo Japan Times, trong suốt đợt bùng phát thứ 5, ca nhiễm theo ngày ở Nhật đạt mức kỷ lục 25.866 vào ngày 20-8, nhưng sau đó giảm dần và xuống dưới mức 1.000 ca vào ngày 3-10.

Ca nhiễm mỗi ngày ở thành phố Tokyo 14 triệu dân đạt đỉnh 5.773 vào ngày 13-8, rồi giảm xuống dưới 100 vào ngày 4-10, và hiện dao động xung quanh con số 50-60, tương đương tháng 6-2020.

Tính đến ngày 13-9, khoảng một nửa dân số Nhật đã tiêm ngừa COVID đầy đủ. Từ đó đến nay tỉ lệ đã tăng lên 66,1%, bên cạnh 74,7% dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi.

Nhiều cuộc khảo sát đã khẳng định hiệu quả cao của vắc xin COVID-19. Từ tháng 3 đến tháng 9, vắc xin đã giúp khoảng 650.000 người không nhiễm bệnh, giảm 7.200 ca tử vong - theo Bộ Y tế Nhật.

Theo khảo sát của tỉnh Wakayama, 81% trên tổng số 235 người đã tiêm ngừa đủ (rồi) nhiễm COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 không lây cho người khác, trong khi 72% người chưa tiêm ngừa và chỉ mới tiêm 1 mũi lây cho người xung quanh.

"Vắc xin hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng" - một quan chức Wakayama nhận định.

Giáo sư Atsuo Hamada, Đại học Y Tokyo, chỉ ra nhiều yếu tố có thể dẫn đến kết quả ca nhiễm giảm mạnh, bao gồm hiệu quả của tiêm chủng và thay đổi trong hành vi con người. Ví dụ từ sau Olympics Tokyo, nhiều người Nhật tự ý thức giữ gìn để không làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

"Chủng Delta dễ lây nhiễm hơn chủng virus gốc, nhưng nó có thể đã yếu đi bớt" - ông Hamada nhận xét về hiện tượng ca COVID-19 bắt đầu giảm trên khắp thế giới từ tháng 9 đến nay.

Ngoài ra, vị chuyên gia lưu ý có một tỉ lệ nhất định người bệnh không triệu chứng, do đó không xét nghiệm, nên con số thống kê chính thức thấp hơn.

PHÚC LONG

Nguồn: https://tuoitre.vn

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng dữ' thuế quan cận kề?

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...

Kinh tế tư nhân - Kinh tế Hợp tác xã: Động lực quan trọng cho phát triển bền vững

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đã kiên trì thực hiện đường...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...

Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị...

Kinh tế tư nhân - Kinh tế Hợp tác xã: Động lực quan...

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đã kiên trì thực hiện đường...

Bảo vệ lợi ích cho hàng Việt xuất khẩu vào Hoa Kỳ...

Một chiến lược chủ động và linh hoạt nhằm bảo vệ lợi...

"Kinh tế tư nhân là đòn bẩy cho Việt Nam thịnh vượng"

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định kinh tế tư nhân là lực lượng...

Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng...

Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới về AI,...

'Mở van tín dụng' vào các dự án hạ tầng

Lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất kinh doanh được kỳ vọng tiếp...

Việt Nam cần làm gì để biến giấc mơ AI thành hiện...

Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn...