Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), Nhật Bản và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tích hợp việc thanh toán sử dụng mã QR từ năm 2025.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi tiêu giữa các quốc gia này mà không cần thiết phải đổi tiền, vốn mất khá nhiều thời gian và phiền toái, nhất là đối với khách du lịch.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, đại diện của METI cho biết, cơ quan này đang xúc tiến thảo luận nội dung trên với chính phủ và ngân hàng trung ương các nước trên toàn thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á. Cùng với đó, Hội đồng Xúc tiến không dùng tiền mặt Nhật Bản, cơ quan điều hành Tiêu chuẩn Nhật Bản về thanh toán bằng mã QR (JPQR) đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng một hệ thống thanh toán cho phép kết nối các dịch vụ ở trong nước với quốc tế và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2024.
Tại Nhật Bản, dịch vụ thanh toán bằng mã QR đang được một số doanh nghiệp cung cấp như Paypay, Rakuten Pay… Theo đó, người tiêu dùng Nhật Bản sẽ quét mã QR của cửa hàng bằng điện thoại thông minh để thanh toán trực tuyến nhưng chỉ theo loại dịch vụ đã đăng ký. Khắc phục bất cập này, hệ thống cung cấp dịch vụ thanh toán thống nhất bằng mã JPQR sẽ giúp người tiêu dùng có thể thanh toán bình thường theo bất kỳ loại hình dịch vụ nào. Hiện tại nhiều nước ASEAN cũng đang áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất này.
Vào năm 2022, năm quốc gia là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines đã ký kết bản ghi nhớ liên quan đến tích hợp thanh toán bằng mã QR và đã bắt đầu quá trình tương tác ở một số lĩnh vực. Nhật Bản dự kiến cũng sẽ thúc đẩy đàm phán với các nước ASEAN để sớm triển khai loại hình dịch vụ này qua lại giữa Nhật Bản và ASEAN.
Số liệu mới nhất của METI cho thấy, lượng tiền thanh toán không dùng tiền mặt ở Nhật Bản trong năm 2022 là khoảng 111.000 tỷ yen (khoảng 750 tỷ USD), trong đó thanh toán dùng mã QR và các mã khác chỉ chiếm 2,6%. Trong khi đó, theo thống kê của Google, lượng tiền thanh toán kỹ thuật số ở sáu quốc gia lớn thuộc Đông Nam Á lên tới 858 tỷ USD cùng trong năm 2022. Kết quả khảo sát của Fidelity National Information Services (FIS), một công ty dịch vụ tài chính lớn của Mỹ, tỷ lệ sử dụng thanh toán kỹ thuật số bao gồm mã QR chiếm 28% tổng lượng tiền thanh toán ở Indonesia và 23% ở Thái Lan.
Ngoài ra, kế hoạch chuẩn hóa ví điện tử (ví kỹ thuật số) cũng đang được Nhật Bản và ASEAN thảo luận và có thể được đưa vào sử dụng từ năm 2030, cho phép việc chuyển tiền qua lại giữa các quốc gia này thuận lợi hơn.
Phạm Tuân (P/v TTXVN tại Tokyo)
Nguồn: https://bnews.vn
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...
Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Lo ngại về những dự thảo quy định không thể thực hiện...