Ngày 25/4, Chính phủ Nhật Bản công bố báo cáo kinh tế hàng tháng, trong đó giữ nguyên đánh giá tích cực về nền kinh tế nước này trong tháng 4.
Ngày 25/4, Chính phủ Nhật Bản công bố báo cáo kinh tế hàng tháng, trong đó giữ nguyên đánh giá tích cực về nền kinh tế nước này trong tháng 4, khi tiêu dùng và chi tiêu doanh nghiệp hồi phục, mặc dù nhu cầu nước ngoài yếu ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế.
Trong báo cáo kinh tế tháng 4, Chính phủ Nhật Bản đánh giá kinh tế nước này “tăng trưởng vừa phải”. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản đưa ra đánh giá này đối với tăng trưởng kinh tế. Báo cáo đã nâng đánh giá về nhập khẩu lần đầu tiên trong 7 tháng qua, cho rằng nhập khẩu trong tháng 4 “ổn định”, sau khi yếu đi trong tháng 3.
Văn phòng Nội các Nhật Bản thừa nhận việc các nền kinh tế khác tăng trưởng chậm lại do chính sách tiền tệ thắt chặt đã tạo ra nguy cơ suy giảm đối với kinh tế Nhật Bản, nhấn mạnh cần “chú ý đầy đủ” tình hình lạm phát và những biến động trên các thị trường tài chính.
Chính phủ Nhật Bản giữ nguyên đánh giá về các yếu tố chủ chốt khác của nền kinh tế. Theo đó, tiêu dùng cá nhân - chiếm hơn 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đang tăng trưởng vừa phải, dù lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập niên. Niềm tin của hộ gia đình được cải thiện nhờ dịch COVID-19 giảm và lương tăng. Kết quả các cuộc đàm phán tiền lương thường niên giữa các nghiệp đoàn và giới quản lý dự kiến đạt kết quả tốt đẹp nhất trong khoảng 3 thập niên qua. Báo cáo cũng đánh giá chi tiêu vốn đang tăng, giá hàng hóa được giao dịch giữa các công ty ổn định.
Cũng theo báo cáo, xuất khẩu của Nhật Bản đang suy yếu, dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu của nước này, dù nhu cầu của Trung Quốc gia tăng và sự hồi phục sớm hơn dự kiến của du lịch quốc tế có những tác động tích cực.
Nhật Bản cũng gia tăng quan ngại về tăng trưởng kinh tế Mỹ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong khi sự sụp đổ của các ngân hàng đã gây chao đảo các thị trường tài chính.
Trong báo cáo, Chính phủ Nhật Bản đã nâng đánh giá 2 tháng liên tiếp đối với kinh tế Trung Quốc - đối tác thương mại lớn của nước này, nhấn mạnh tăng trưởng trong sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra, báo cáo nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục “tăng trưởng vừa phải” dù có sự suy yếu ở một số khu vực.
Trước đó, số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 21/4 cho thấy, giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 3/2023 tăng 3,1%, bằng với mức tăng của tháng Hai và xấp xỉ dự báo, khi lạm phát giảm từ mức cao nhất trong bốn thập niên. Số liệu trên, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống dễ biến động, vượt không đáng kể so với mức dự báo tăng 3%.
Số liệu lạm phát được công bố một tuần trước cuộc họp chính sách đầu tiên của Ngân hàng trung ương Nhật Bản dưới sự chủ trì của tân Thống đốc Kazuo Ueda, người cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng là phù hợp. Lạm phát tại Nhật Bản vượt mức mục tiêu 2% kể từ tháng 4/2022./.
Lê Minh (Theo Kyodo)
Nguồn: https://bnews.vn
VPPA-Bình Dương 7-9/5/2025 – Sự kiện Vietnam Paper Day 2025 đã...
Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức...
Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...
Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...
Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...
Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...
Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...
Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...
Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...