Tin Tổng Hợp


5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu giấy, các sản phẩm từ giấy và bìa các tông từ thị trường New Zealand tăng 1.108%.

Theo số liệu của Cục Thống kê New Zealand, kim ngạch hai chiều với Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 1,07 triệu NZD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 623,7 triệu NZD, tăng 3,3%, kim ngạch nhập khẩu từ New Zealand đạt 452 triệu NZD, giảm 2,3%. Việt Nam là đối tác nhập khẩu đứng thứ 16 của New Zealand, và đứng thứ 13 về xuất khẩu của New Zealand.

Ảnh minh họa

Mặc dù ảnh hưởng bởi thiên tai, nhu cầu nhập khẩu của New Zealand có vẫn có xu hướng tăng để thích nghi và tái xây dựng, bù đắp thiệt hại do bão lũ. Tổng nhập khẩu của New Zealand tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 34,5 tỷ NZD, Việt Nam chiếm 1,9% thị phần nhập khẩu của New Zealand, đạt 623 triệu NZD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2022 (603 triệu NZD).

Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 7 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang New Zealand có kim ngạch giảm bao gồm: Vật liệu xây dựng (-15,5%); thủy sản (-15%); gỗ và sản phẩm gỗ (-41,2%); sản phẩm gốm sứ (-78,2%); dụng cụ thể thao và phụ kiện (-28%); đồ nội thất và thiết bị chiếu sáng (-12,6%); nhựa và các sản phẩm nhựa (-1,7%), tất cả các mặt hàng còn lại hầu hết có sự tăng trưởng trên 2 chữ số.

Trong đó, các mặt hàng tăng trưởng ấn tượng nhất là các loại chế phẩm ăn được (+44,9%); các chất tẩy rửa bề mặt, các chế phẩm nha khoa (+41,9%); dụng cụ và thiết bị y tế (+44,6%); sắt, thép (+44,2%); giấy và các sản phẩm từ giấy (+25,3%); cao su và các sản phẩm từ cao su (+22,2%)…

Về thị phần trên từng loại hàng hóa nhập khẩu vào New Zealand của Việt Nam, các mặt hàng lớn nhất gồm: trái cây, hạt (7,6%), thủy sản (11,9%); hàng dệt may (8,1%); thịt, cá chế biến sẵn (5,8%), máy móc, thiết bị điện tử (4,4%), trà, cà phê (5,1%).

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của New Zealand sang Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 452 triệu NZD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2022 (463 triệu NZD).

Xét về tỷ trọng, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu hàng đầu từ New Zealand gồm: các sản phẩm bơ sữa (60%), trái cây, hạt (19,7%), gỗ và sản phẩm gỗ (4,4%), các chế phẩm ăn được (5,2%).

Xét theo tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng nhập khẩu từ New Zealand có tốc độ tăng trưởng cao gồm: Giấy, các sản phẩm từ giấy và bìa các tông (+1.108%), các sản phẩm hóa dược (+138%); bơ sữa (+13,5%).

Mặt hàng từ giấy và bìa các tông đặc biệt tăng mạnh, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng lớn hơn 7 triệu NZD tăng 828% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, các mặt hàng giảm gồm: Sắt, thép (-99,8%); các chất chứa albumin, các dạng tinh bột biến tính, keo hồ, enzym (-76%); máy móc thiết bị điện và phụ kiện liên quan (-60%); thức ăn gia súc (-21%); nhôm (-60%); gỗ (-42%).

Nguyễn Hạnh

Nguồn: https://congthuong.vn

 

Bài viết liên quan

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà muộn còn hơn không

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước sức ép cạnh tranh khốc liệt

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến pháp

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nâng cấp giá trị hàng Việt giữa biến động: Thà...

Nhìn từ khả năng đứng vững của ngành dệt may khi duy trì...

500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế ngành Giấy...

Sáng 07-5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương (WTC Expo),...

Triển lãm giấy và bao bì 2025: Hướng tới sản xuất...

Triển lãm Quốc tế giấy và bao bì Việt Nam là không gian để...

‘Khó chồng khó’ với doanh nghiệp khối nội trước...

Nhìn từ câu chuyện doanh thu, lợi nhuận “lao dốc” của CTCP...

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu xem xét sửa Hiến...

Sáng 5/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 9, bắt đầu...

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...