Tin Tổng Hợp


Lượng khí thải CO₂ hàng năm của Mông Cổ đã tăng gần 600% kể từ năm 2000, chủ yếu là do ngành nông nghiệp.

Qatar đã thải ra gần 36 tấn CO₂ trên mỗi người dân trong nước vào năm 2021. Ảnh: Reuters.

Sử dụng thông tin do Our World in Data thu thập, đã thống kê 15 quốc gia hàng đầu có lượng khí thải carbon bình quân đầu người cao nhất (tính bằng tấn CO₂) vào năm 2021.

Qatar xếp thứ nhất, đã thải ra gần 36 tấn CO₂ trên mỗi người dân trong nước vào năm 2021, vượt xa các quốc gia cùng hạng ở vị trí dẫn đầu. Dưới đây là biểu đồ đầy đủ lượng khí thải bình quân đầu người theo quốc gia, được xếp hạng từ cao nhất đến thấp nhất:

Bahrain (26,7 tấn) và Kuwait (25 tấn), lần lượt xếp thứ hai và thứ ba. Ba nước đứng đầu cùng nhau báo hiệu một chủ đề đang diễn ra: Các quốc gia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch nằm trong top 10 nước phát thải carbon bình quân đầu người hàng đầu bao gồm: Brunei (thứ 5), UAE (thứ 6), Ả Rập Saudi (thứ 8) và Oman (thứ 9) .

Trong khi đó, các quốc đảo và vùng lãnh thổ như New Caledonia (thứ 7), Sint Maarten (thứ 13) và Palau (thứ 16) cũng có tỉ lệ đại diện cao. Nhu cầu năng lượng vẫn còn đáng kể của các nhóm dân số nhỏ hơn, thường được đáp ứng từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, làm tăng lượng khí thải bình quân đầu người của họ. Trinidad & Tobago (thứ 4) còn có một yếu tố khác góp phần, là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất vùng Caribe và nhà sản xuất dầu lớn thứ hai.

Mặt khác, xếp thứ 11, lượng khí thải CO₂ hàng năm của Mông Cổ đã tăng gần 600% kể từ năm 2000, chủ yếu là do ngành nông nghiệp.

Con số bình quân đầu người chỉ là một phần của bức tranh. Ví dụ, Trinidad và Tobago chỉ đóng góp 0,1% vào lượng khí thải toàn cầu vào năm 2021. Nhưng chúng giúp minh họa rằng cư dân ở các quốc gia có thu nhập cao hơn thải ra lượng khí thải nhiều hơn 30 lần so với những người ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

Trọng Hoàng

Nguồn: https://nhipcaudautu.vn

 

 

Bài viết liên quan

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát triển kinh tế tư nhân

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ