Tin Tổng Hợp


Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng 9 vừa rồi, lượng hàng tồn giảm còn 2.120 tỉ đô la, tăng 28% so với mức trước đại dịch vào tháng 12-2019. Kết luận này dựa trên dữ liệu tổng hợp từ 4.353 công ty và dữ liệu so sánh của QUICK-FactSet.

Tình hình kinh tế trì trệ ở Trung Quốc là một tác nhân góp phần tình trạng dư thừa hàng tồn kho toàn cầu kéo dài. Ảnh: AP

Hàng tồn do doanh nghiệp trữ hàng và nhu cầu giảm

Nhiều doanh nghiệp tăng cường trữ hàng trong thời gian đại dịch như một chiến lược ứng phó với đứt gãy chuỗi cung ứng, trong đó chi phí nguyên vật liệu và cước tàu biển cao cũng đóng một vai trò nào đó. 

Hàng tồn kho là một chỉ số hàng đầu về hoạt động kinh tế. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu sau đại dịch. Các công ty cần 87,2 ngày để tiêu thụ hàng tồn kho tính đến hết quí 3-2023. Đây là mức cao nhất trong 10 năm qua, không tính quí 2-2020 khi doanh số bán hàng giảm mạnh do đại dịch. 

Các ngành có thời gian bán hết hàng (turnover time) đặc biệt dài bao gồm máy móc công nghiệp với mức cao nhất trong 10 năm là 112 ngày và thiết bị điện tử là 140 ngày. Hơn 70% trong số 40 ngành được khảo sát có thời gian bán  trong quí 3 dài hơn cùng kỳ năm ngoái. 

Doanh số bán hàng chậm lại ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp. 

Hãng chế tạo robot Fanuc của Nhật Bản đã lưu ý rằng việc giải phóng lượng thiết bị tự động hóa của Fanuc sẽ dài hơn dự kiến, do các doanh nghiệp ở Trung Quốc vẫn giữ thái độ “chờ xem” khi quyết định chi vốn cho sản xuất. Hãng sản xuất máy lạnh Daikin Industries cho rằng việc giải phóng kho hàng đang gặp khó khăn do tác động của lĩnh vực bất động sản. 

Kinh tế châu Âu cũng đang có dấu hiệu chững lại, tác động đến các công ty như nhà sản xuất máy móc công nghiệp Thụy Điển Sandvik. Hãng này nói vẫn chưa biết tốc độ giải phóng kho hàng sẽ mất bao lâu. Hãng thiết bị xây dựng Komatsu của Nhật Bản cho biết hàng tồn tại các nhà phân phối châu Âu của hãng vẫn cao và đơn đặt hàng tại châu Âu đã giảm. 

Ngay cả ở Bắc Mỹ, nơi nền kinh tế tương đối mạnh, Mitsubishi Electric của Nhật Bản đã chứng kiến doanh số máy điều hòa không khí và thiết bị sụt giảm khi hàng tồn kho của nhà phân phối vẫn tồn đọng. Hãng Cummins của Mỹ cũng đối mặt với doanh số bán động cơ, thiết bị xây dựng giảm do hàng tồn của nhà phân phối cao.

Duy trì mức tồn kho tối ưu

Mức tồn kho tối ưu là số lượng tồn kho lý tưởng mà doanh nghiệp cần duy trì. Mức tồn này cần phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng, vì vậy doanh nghiệp cần luôn có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách. Tất cả đều đồng thời giữ chi phí tồn kho ở mức thấp, dòng tiền luân chuyển và lợi nhuận ở mức cao nhất có thể.

Các nhà sản xuất lớn trên thế giới đang nỗ lực giải phóng lượng hàng tồn trong các năm Covid, trong bối cảnh chuỗi cung ứng đã hoạt động bình thường trở lại nhưng sự trì trệ ở các thị trường trọng điểm như Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu

Hàng tồn gây áp lực lên dòng tiền. Đối với 4.076 công ty có dữ liệu so sánh, lợi nhuận ròng hàng năm gần đây nhất của họ đạt tổng cộng 945,9 tỉ đô la, tăng 42% so với mức trước Covid. Nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng chậm hơn, tăng 24% lên 1.380 tỉ đô la, với lượng hàng tồn kho cao hơn kéo tổng giá trị xuống 250 tỉ đô la. 

Các nhà phân tích vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng là lượng hàng tồn cao trên toàn cầu sẽ kéo dài trong bao lâu. Trong khi đó, các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa có tác động rõ ràng. Bên cạnh đó là mối quan ngại về mức chi tiêu đang yếu dần của thị trường Mỹ. 

Một số ngành đang nỗ lực trong việc giảm bớt lượng hàng tồn quá mức. Các hãng máy tính đã có những đợt điều chỉnh sớm với phần cứng máy tính khi nhu cầu máy tính giảm sau đại dịch. Hiện chu kỳ giải phóng hàng tồn của phần cứng máy tính là 56 ngày trong quí 3 vừa rồi, ngắn nhất trong bảy quí liên tiếp. Hãng Asustek Computer của Đài Loan vừa thông báo hàng tồn kho của họ đã trở lại bình thường.

Ricky Hồ | Theo AP

Nguồn: https://thesaigontimes.vn

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...