Tin Tổng Hợp


Mở đầu bài viết, ông Wu Chongbo, Giáo sư Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Hạ Môn nhận định, trong những năm gần đây, kinh tế của Việt Nam và Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh chóng, đạt được tốc độ tăng trưởng nằm trong top đầu thế giới. Xuất khẩu thương mại nước ngoài của hai nước đã tăng đáng kể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thâm nhập nhanh chóng.

Dựa trên điều này, một số nhà phân tích nước ngoài cho rằng đại dịch kéo dài ba năm cùng với xu hướng đa dạng hoá chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nhất định đến vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, sẽ bắt kịp và thậm chí thay thế Trung Quốc. Ngoài ra, 'Made in Vietnam' có khả năng thay thế 'Made in China' trong tương lai", ông Wu Chongbo cho hay.

Đầu tư từ sản xuất cấp thấp đến công nghệ

Được hưởng lợi từ xuất khẩu mạnh mẽ, nhu cầu trong nước và đầu tư nước ngoài tăng, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng ổn định vào năm 2022, với GDP lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD, tăng 8,02% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng cao nhất trong 12 năm.

Sang đến năm 2023, GDP của Việt Nam tăng 5,05%, quy mô kinh tế đạt 430 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 4.284 USD. Kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành một trong số những quốc gia có tăng trưởng kinh tế dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vị chuyên gia cho biết, Việt Nam không chỉ thu hút các ngành sản xuất cấp thấp như quần áo, giày dép, mũ nón mà còn thu hút nhiều ngành sản xuất cấp cao. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gia tăng sau năm 2018, ngày càng nhiều gã khổng lồ công nghệ trên thế giới chuyển sang đầu tư vào Việt Nam.

Vài năm trước, nhiều tổ chức đầu tư ở Hoa Kỳ, bao gồm các ngân hàng Hoa Kỳ và phần lớn các công ty châu Âu, đã bày tỏ ý định tăng đầu tư vào Việt Nam hoặc cũng đã bắt đầu đầu tư mạnh vào Việt Nam. Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu hướng này.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, một sự thay đổi khác trong ngành sản xuất của thế giới đã bắt đầu", ông Wu Chongbo cho hay.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam hiện nay giống như sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO cách đây 20 năm. Theo đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ USD năm 2023, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn FDI thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao mới trong 5 năm.

Nhờ đó, Việt Nam đã liên tục đạt thặng dư thương mại trong 8 năm qua. Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 đạt khoảng 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4%. Giá trị nhập khẩu đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9%, thặng dư thương mại đạt 28 tỷ USD.

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang trỗi dậy, chuyên gia quốc tế đặt câu hỏi liệu

Ông Wu Chongbo nhận định, không thể phủ nhận rằng Việt Nam có nhiều lợi thế và trở thành ngôi sao đang lên trong sự phát triển kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những lợi thế có thể kể đến đó là tình hình chính trị ổn định và Việt Nam cũng đang được hưởng lợi thế về dân số với lực lượng lao động trẻ đông đảo.

Đồng thời, Việt Nam cũng tham gia vào các hiệp định thương mại tự do ở nhiều mức độ khác nhau với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN và các nền kinh tế quốc tế quan trọng khác.

Mặc dù vậy, vị chuyên gia cho rằng, ngành sản xuất Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện. Cụ thể,  về lực lượng lao động, theo ông Wu Chongbo, mặc dù tiền lương thấp khiến thị trường lao động Việt Nam có tính cạnh tranh cao, nhưng trình độ chuyên môn, năng lực, năng suất lao động của Việt nam vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác chuyển giao lượng lớn sản xuất sang Việt Nam trong khi cơ sở hạ tầng điện của Việt Nam không theo kịp tốc độ phát triển công nghiệp có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung điện.

Không chỉ vậy, hệ thống chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót. Cụ thể, về mặt phát triển sản phẩm và sản xuất, lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến nguồn cung nguyên liệu thô bị hạn chế. Có thể thấy rằng Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô hàng năm, chẳng hạn như vải dệt, hóa chất, nhựa nguyên sinh, thép...

Chi phí logistics tại Việt Nam tương đối cao, chiếm 16,8%-17% GDP, cao hơn nhiều so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Thời gian vận chuyển hàng hóa cũng là một thách thức với Việt Nam. Trong khi hàng hóa từ các tỉnh vùng biên của Trung Quốc có thể đến nơi trong vòng ba ngày, và chỉ trong 1 ngày nếu chọn dịch vụ chuyển phát nhanh, thì thời gian vận chuyển hàng hoá của Việt Nam thường dài hơn.

"Lấy ví dụ về hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng cách đường bộ giữa hai nơi là 1.700 km, đòi hỏi hai tài xế phải làm việc theo ca và lái xe không ngừng trong 48 giờ để đến nơi, và điều này không bao gồm các trường hợp đặc biệt như tắc nghẽn giao thông. Nếu bạn chọn tàu hỏa, sẽ mất bốn ngày, và nếu bạn chọn vận tải đường biển, sẽ mất tới bảy ngày để hàng hoá đến nơi", vị chuyên gia cho biết.

Ông Wu Chongbo cũng cho rằng, việc phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư nước ngoài cũng trở thành một thách thức với Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong xuất khẩu của Việt Nam đã vượt quá 70%.

Ngoài ra, Việt Nam và Trung Quốc còn cách xa nhau về quy mô kinh tế. Với quy mô GDP năm 2023 là 430 tỷ USD, quy mô kinh tế Việt Nam chỉ tương đương với quy mô của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

"Tóm lại, Việt Nam khó có thể thay thế Trung Quốc trở thành 'công xưởng thế giới' trong thời gian ngắn, nhưng ngành sản xuất của Việt Nam thực sự đặt ra thách thức chiến lược ngày càng lớn đối với ngành sản xuất của Trung Quốc", vị giáo sư nhận định.

Nguồn: Think China

Hoàng Nguyễn (lược dịch)

Nhịp sống thị trường

Bài viết liên quan

Mối lo doanh nghiệp gặp khó khi khâu chính sách vẫn chưa ‘đồng điệu’

Trong bối cảnh vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, dễ bị tổn...

Việt Nam - Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng

Hiện nay, khi đánh giá về môi trường đầu tư nước ngoài...

Vỏ hộp nhựa và dầu nhớt thải: khi môi trường chịu gánh nặng khôn lường

Được đóng với quy cách từng chai nhỏ một đến một vài lít...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang trỗi dậy, chuyên...

Trong bài phân tích mới được đăng tải trên Think China, ông Wu...

CEO Miza (MZG) Lê Văn Hiệp: Tái chế giấy - cơ hội đầu...

Vừa qua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Miza (Miza) chính thức...

Mối lo doanh nghiệp gặp khó khi khâu chính sách vẫn chưa...

Trong bối cảnh vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, dễ bị tổn...

Việt Nam - Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng

Hiện nay, khi đánh giá về môi trường đầu tư nước ngoài...

Vỏ hộp nhựa và dầu nhớt thải: khi môi trường chịu...

Được đóng với quy cách từng chai nhỏ một đến một vài lít...

Mong đợi gì trước khả năng đón sóng dịch chuyển...

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ càng...

Đừng để doanh nghiệp 'chôn chân' vì... thủ tục

Cần quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong tháo gỡ các rào về...

Hợp tác theo hướng xanh, bền vững: 'Cánh cửa' lớn cho...

Tạo bước tiến lớn trong thương mại và đầu tư, cam kết một...

Doanh nghiệp lao đao: ‘khó khăn cũ chưa qua khó khăn mới...

Việc áp dụng bảng giá đất mới dẫn tới tăng giá thuê đất...

Thu hàng nghìn tỷ mỗi năm từ bán giấy, một công ty...

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.900 đồng/cổ...