Tin Tổng Hợp


Ngày 20/5,  Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kenji Okamura cho biết, các nền kinh tế châu Á phải lưu ý đến rủi ro lan tỏa khi một thập kỷ các chính sách nới lỏng bất thường của các ngân hàng trung ương lớn kết thúc nhanh hơn dự kiến.

Ông Okamura cho biết rủi ro này đặc biệt ở các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất.

Các nền kinh tế châu Á phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hỗ trợ tăng trưởng với nhiều gói kích thích hơn và rút các gói hỗ trợ để ổn định nợ và lạm phát, ông nói.

Chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - mà IMF mô tả là khá hiệu quả - đi ngược lại xu hướng toàn cầu theo hướng thắt chặt tiền tệ, như ở các Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, Anh và Úc đã tăng lãi suất.

Khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất của Nhật Bản và Hoa Kỳ ngày càng rộng là nhân tố chính khiến đồng yên giảm giá gần đây xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.

Ranil Salgado, trợ lý giám đốc và trưởng phái đoàn Nhật Bản tại Vụ Châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết: “Bạn hầu như có thể giải thích những chuyển động gần đây, đặc biệt là tháng trước, đối với đồng yên dựa trên chính sách tiền tệ toàn cầu thắt chặt hơn về cơ bản”.

"Sự giảm giá của đồng yên sẽ giúp ích cho Nhật Bản," Salgado nói thêm, lặp lại quan điểm của Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda.

Ông Okamura, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề quốc tế, cho biết đại dịch COVID-19, chiến sự ở Ukraine và điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn sẽ khiến năm nay trở thành "thách thức" đối với châu Á.

Xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng đến châu Á thông qua giá hàng hóa cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở châu Âu, ông nói.

Phát biểu tại sự kiện truyền thông đầu tiên của mình kể từ khi trở thành 1 trong 4 Phó giám đốc điều hành của IMF vào tháng 12, ông Okamura cảnh báo về viễn cảnh thắt chặt thậm chí còn mạnh mẽ hơn nếu kỳ vọng lạm phát tiếp tục "trôi".

Ông nói: “Có một rủi ro là kỳ vọng lạm phát đang trôi có thể đòi hỏi một sự thắt chặt thậm chí còn mạnh mẽ hơn”, đồng thời kêu gọi các chính sách được hiệu chỉnh và truyền thông rõ ràng.

(Nguồn: Reuters)

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam trước bước ngoặt chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...