Tin Tổng Hợp


Jim Rogers nói chứng khoán Mỹ đi lên từ những năm 2010 và đã ghi nhận chuỗi tăng dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tuy vậy ông cho rằng “chuỗi thành tích tích cực đó có thể sắp kết thúc”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, huyền thoại đầu tư Jim Rogers nhận định: Nền kinh tế toàn cầu có thể sắp bước vào thời kỳ khó khăn dù thị trường có phần phấn khởi bởi dự đoán Fed sẽ không tăng lãi suất. “Thời kỳ tươi đẹp của thế giới đã gần tới kết thúc”, ông Rogers nói. 

Ông Rogers bắt đầu kinh doanh từ khi mới 5 tuổi, khởi đầu với việc bán đậu phộng và thu thập những chai soda rỗng. Từ lâu, ông luôn có quan điểm lạc quan về kinh tế Trung Quốc và đã xuất bản cuốn sách "A Bull in China" hồi năm 2007.

Đối với thị trường chứng khoán Mỹ, ông Rogers xem đây là một chỉ báo về kinh tế toàn cầu. Ông cho rằng chứng khoán Mỹ đi lên từ những năm 2010 và đã ghi nhận “chuỗi tăng dài nhất trong lịch sử nước Mỹ” nhưng “chuỗi thành tích tích cực đó có thể sắp kết thúc”. 

“Danh sách cổ phiếu tăng giá ngày càng thu hẹp. Và điều này thường báo hiệu thời điểm khó khăn chuẩn bị đến. Mọi người sẽ gặp vấn đề trong vòng một hoặc hai năm tới”, ông đánh giá. Theo Nikkei, ông Rogers dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2024 nhưng cũng cho rằng suy thoái đang đến gần hơn.

Việc đưa ra quan điểm không mấy lạc quan về kinh tế thế giới không phải điều mới lạ với nhà đầu tư 81 tuổi này. Hồi năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn, ông từng nói: “Tôi nghi ngờ trong một hoặc hai năm tiếp theo, chúng ta sẽ chứng kiến một vấn đề rất lớn, dài hạn trên các thị trường tài chính toàn cầu”.

Theo Nikkei, các nhận định mới nhất của ông Rogers được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều biến động ở lĩnh vực bất động sản, vốn có ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu. Tập đoàn bất động sản Evergrande đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở New York trong tháng 8/2023, trong khi Country Garden Holdings cũng không thể thanh toán lãi suất trái phiếu bằng đồng USD trong tháng 10/2023. Ông Rogers dự đoán những biến động này sẽ cần thời gian để giải quyết. 

Về đà tăng 20% của thị trường cổ phiếu Nhật Bản, ông Rogers cho biết chỉ số Nikkei 225 có thể trở lại mức đỉnh cũ gần 40.000 điểm nhờ vào thế hệ nhà đầu tư trẻ mới tham gia thị trường. Chỉ số Nikkei 225 đã lập đỉnh cao nhất mọi thời đại 38.915,87 điểm vào tháng 12/1989. Tuy nhiên, ông cũng nói mình đã bán hết cổ phiếu Nhật Bản. 

Theo Rogers, dân số ngày càng giảm cùng một số vấn đề liên quan tới việc nhập cư đang tạo ra “những đám mây đen” cản trở đà tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Ông nói thêm: “Nhật Bản sắp gặp phải những vấn đề lớn, nhưng không phải năm sau”.

Rogers khuyến nghị Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngừng kiểm soát đường cong lãi suất và để thị trường quyết định khi đồng Yên cứ giảm so với đồng USD.

Cơ hội

Trong khi cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản tăng giá và vẫn ở mức đắt đỏ thì Roger đã nhìn thấy cơ hội ở một số hàng hóa vì ông cho rằng chúng là “loại tài sản rẻ nhất còn sót lại”.

Ông cho biết bạc và đường đã giảm 60%-70% so với mức cao nhất mọi thời đại. “Nếu muốn đầu tư vào đâu đó, có lẽ hàng hóa là tốt nhất. Bởi lẽ khi các Chính phủ in tiền, bạn buộc phải bảo vệ tài sản bằng cách nắm giữ tài sản thực”, ông nói.

Xu hướng giảm phát thải ròng trên toàn cầu đã thúc đẩy thị trường hàng hóa trên toàn cầu. Giá đồng, niken, các kim loại quan trọng cho xe điện và năng lượng tái tạo cũng tăng vọt.

“Tôi biết sẽ mất nhiều thời gian để loại bỏ than đá. Ở các nơi sử dụng lượng lớn than đá như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ chưa thể thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, tôi sẽ chưa từ bỏ lĩnh vực này”, ông nói. 

Bạch Linh | Tham khảo Nikkei Asia

Nguồn: https://markettimes.vn

 

 

Bài viết liên quan

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát triển kinh tế tư nhân

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ