Tin Tổng Hợp


Trong thượng tuần tháng 11/2024, một nhà đầu tư hàng đầu của EU là Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã công bố hoàn thành 90% các hạng mục xây dựng và lắp đặt nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO Việt Nam (với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD trên diện tích hơn 44ha) ở tỉnh Bình Dương sau 2 năm xây dựng.

Bước tiến lớn trong thương mại và đầu tư

Nhà máy nêu trên (được thiết kế để trở thành nhà máy bền vững, hướng đến mục tiêu không tạo ra rác thải chôn lấp, sử dụng năng lượng tái tạo) đã bắt đầu vận hành thử nghiệm trước khi chính thức vận hành vào đầu năm 2025. Đây được xem là bước tiến lớn về thương mại và đầu tư của đối tác EU trong phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

 

 

-7190-1730978334.png

Hoạt động kết nối giao thương giữa các nhà thua mua lớn từ EU với DN Việt ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.

Chia sẻ tại Diễn đàn hợp tác Việt Nam - EU 2024 tổ chức ở Tp.HCM vào ngày 7/11 với chủ đề trọng tâm là nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững, ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết EU hiện là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 6 tại Việt Nam với 2.625 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 30 tỷ USD và đang chiếm hơn 6% tổng vốn FDI tại Việt Nam.

Theo ông Long, EU là đối tác đi đầu với những cam kết và hành động mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi xanh. Với tiềm lực về công nghệ và tài chính của EU, điều kỳ vọng là sẽ ngày càng thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa Việt Nam với các đối tác EU trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và chuyển dịch năng lượng.

Bên cạnh đó, vị thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định khi Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới trong 40 năm tới thì các quốc gia đối tác trong EU sẽ tiếp tục là những đối tác quan trọng nhất trong thương mại và đầu tư. Nhất là khi hai bên đều hướng đến phát triển bền vững, cũng như ưu thế lớn từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU.

Như chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Long, EU hiện là một trong đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù sau đại dịch Covid-19 với nhiều thách thức lớn nhưng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU tiếp tục phát triển vững chắc. Và một trong những lý do nền tảng chính là EVFTA, cũng nhờ hiệp định này mà xuất khẩu của Việt Nam sang EU luôn giữ được mức tăng trưởng bình quân khá cao (khoảng 8,7%/năm).

Nhất là sau khi EVFTA có hiệu lực, đã có sự chuyển dịch rất tích cực trong cơ cấu thị trường và phát triển XK của Việt Nam qua các cửa ngỏ lớn như Hà Lan, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 4,5% - 14,6%/năm. Đồng thời cũng mở cánh cửa ra những thị trường tiềm năng ở Đông Âu, Bắc Âu, Nam Âu.

Ngoài ra, nói về việc hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam dưới góc nhìn của DN châu Âu và kỳ vọng từ thị trường, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh tài chính bền vững đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam. 

“EU có thể hỗ trợ Việt Nam về tài chính và đầu tư thông qua các sáng kiến. Đơn cử như quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với mục tiêu huy động tài trợ 15,5 tỷ USD từ các tổ chức và đối tác tư nhân để chuyển đổi năng lượng trong giai đoạn 2026 - 2028. Khoản tài trợ này sẽ giúp Việt Nam nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lưới điện để tăng cường chuyển tải và phân phối các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời”, ông Thắng nói.

Cam kết một môi trường hợp tác thuận lợi

Bên cạnh đó, theo vị phó chủ tịch của EuroCham, việc cam kết một môi trường hợp tác đầu tư thuận lợi thông qua quan hệ đối tác với EU sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam sang một tương lai năng lượng bền vững. 

Ông Thắng cũng đưa ra dẫn chứng như việc hợp tác giữa CTCP sản xuất vật liệu cách âm - cách nhiệt Cát Tường (đã xuất khẩu sản phẩm đến 12 nước trên thế giới, trong đó nhiều nhất là các nước EU) với Syntegra Solar (một liên doanh của Đức và Thụy Sỹ chuyên về phát triển các dự án điện mặt trời trên mái nhà có quy mô tầm trung cho các khu công nghiệp) với sự hỗ trợ của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức, đã thí điểm thành công dự án hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với công suất 850kWp.

Bên cạnh vấn đề đầu tư năng lượng xanh, cũng nên nhắc thêm đến vai trò hợp tác của đối tác EU cho việc thúc đẩy tương lai cho sản xuất thông minh trong chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

Nhân góp mặt tại Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam - VIMF 2024 (diễn ra tại Bắc Ninh từ ngày 6 đến 8/11), ông Huỳnh Phong Phú, Giám đốc mảng kinh doanh Tự động hóa Nhà máy tại Bosch Rexroth Việt Nam (100% vốn của Đức), chia sẻ điều mong mỏi là đồng hành thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, giúp các DN trong nước tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Chẳng hạn như việc áp dụng các giải pháp mới nhất cho sản xuất hiện đại và hệ sinh thái tự động hóa toàn diện (như giải pháp ctrlX Automation, công nghệ truyền động và chuyển động tuyến tính, công nghệ siết vặn…).

Còn đứng ở góc độ là một đối tác lớn trong ngành hàng bán lẻ thời trang tại EU, bà Anastacia Howe, Giám đốc về bền vững của H&M, đã lưu ý các DN Việt Nam về nhu cầu thị trường trước sự phát triển của xu hướng xanh, phát triển bền vững tại EU và tiêu chí tìm kiếm nguồn cung ứng của DN châu Âu.

Theo bà Anastacia Howe, phía H&M trong những năm tới sẽ quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm may mặc có tính chất tái chế, tái tạo theo xu hướng kinh tế tuần hoàn. Cho nên để đáp ứng xu hướng này đòi hỏi các nhà cung cấp phải nỗ lực hợp tác nhằm cải thiện công nghệ tái chế, sử dụng năng lượng tái tạo...

“Với những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam hướng đến nền kinh tế xanh và bền vững, chúng tôi cam kết sẽ là một đối tác quan trọng. Đặc biệt khi Việt Nam đang là trung tâm về sản xuất, bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu với vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách, cơ chế phù hợp, đầu tư vào những hạ tầng cần thiết, tin rằng việc hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam - EU sẽ ngày càng thịnh vượng”, bà Howe bộc bạch.

Theo Thế Vinh (vnbusiness.vn)

Bài viết liên quan

Mối lo doanh nghiệp gặp khó khi khâu chính sách vẫn chưa ‘đồng điệu’

Trong bối cảnh vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, dễ bị tổn...

Việt Nam - Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng

Hiện nay, khi đánh giá về môi trường đầu tư nước ngoài...

Vỏ hộp nhựa và dầu nhớt thải: khi môi trường chịu gánh nặng khôn lường

Được đóng với quy cách từng chai nhỏ một đến một vài lít...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

CEO Miza (MZG) Lê Văn Hiệp: Tái chế giấy - cơ hội đầu...

Vừa qua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Miza (Miza) chính thức...

Mối lo doanh nghiệp gặp khó khi khâu chính sách vẫn chưa...

Trong bối cảnh vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, dễ bị tổn...

Việt Nam - Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng

Hiện nay, khi đánh giá về môi trường đầu tư nước ngoài...

Vỏ hộp nhựa và dầu nhớt thải: khi môi trường chịu...

Được đóng với quy cách từng chai nhỏ một đến một vài lít...

Mong đợi gì trước khả năng đón sóng dịch chuyển...

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ càng...

Đừng để doanh nghiệp 'chôn chân' vì... thủ tục

Cần quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong tháo gỡ các rào về...

Hợp tác theo hướng xanh, bền vững: 'Cánh cửa' lớn cho...

Tạo bước tiến lớn trong thương mại và đầu tư, cam kết một...

Doanh nghiệp lao đao: ‘khó khăn cũ chưa qua khó khăn mới...

Việc áp dụng bảng giá đất mới dẫn tới tăng giá thuê đất...

Thu hàng nghìn tỷ mỗi năm từ bán giấy, một công ty...

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.900 đồng/cổ...

Doanh nghiệp ứng phó ra sao khi rủi ro phòng vệ thương...

Công tác phòng vệ thương mại cần được đặt ra như một "lá...