Không dễ hoạt động có hiệu quả tại thị trường Trung Quốc như trước, hàng loạt tập đoàn Mỹ đối diện với kết quả kinh doanh có chiều hướng suy giảm.
Nhà máy Tesla Thượng Hải đang sản xuất 2 triệu xe điện mỗi năm
Báo cáo kinh doanh mới nhất của Apple và Tesla đều ghi nhận mức giảm sút lần đầu tiên tại thị trường Trung Quốc. Cả hai "ông lớn" này đều phải sử dụng “đòn bẩy” giá - điều mà họ chưa bao giờ thực hiện từ trước đến nay. Điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc?
Chủ nghĩa dân tộc kinh tế đang được đẩy lên cao trào. Tại Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc vừa khai mạc, tất cả các đại biểu đều sử dụng điện thoại thông minh do Huawei sản xuất. Dòng Mate Pro 60 trang bị chip 5nm do Trung Quốc chế tạo được coi là biểu tượng mới của kế hoạch “Make in China 2025”.
Xe điện Tesla cũng vấp phải sự cạnh tranh gắt gao từ các thương hiệu Trung Quốc. Xe điện Trung Quốc thậm chí được trang bị giường ngủ, bếp nấu ăn và drone. Sắp tới, họ có thể ra mắt các mẫu xe có trang bị hệ thống câu cá và chăm sóc cây cảnh trên xe.
Trung Quốc là thị trường đóng góp tới 22% thị phần bán hàng cho Tesla và 19% cho Apple. Nhưng cú sốc đầu năm 2024 đã chấn động đến phố Wall, khiến giá cổ phiếu của Apple giảm 9% và giá cổ phiếu của Tesla giảm 28% từ đầu năm đến nay.
Không chỉ vậy, hai thương hiệu thời trang hàng đầu Nike và Adidas cũng bị mất thị phần tại Trung Quốc đại lục. Một báo cáo gần đây của McKinsey cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các thương hiệu trong nước.
Giới đầu tư Mỹ đang theo dõi sát sao kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm nay. Hiện tại ông D. Trump đang là ứng viên sáng giá nhất của đảng Cộng hòa - tất cả đều lo ngại ông Trump một lần nữa quay lại Nhà trắng - có nguy cơ khiến quan hệ Mỹ - Trung Quốc thêm căng thẳng.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đã rục rịch rời khỏi Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Indonesia do lo ngại rủi ro địa chính trị.
BYD đẩy mạnh khuếch trương tại Đông Nam Á
Với khó khăn ngày càng tăng tại Trung Quốc, nhiều khả năng Tesla sẽ lên kế hoạch dịch chuyển thị trường. Nhà máy của Tesla ở Thượng Hải đang tạo ra 2 triệu xe điện mỗi năm. Rõ ràng, đây là con số cực “khủng” khiến cuộc cạnh tranh bán hàng trở nên khốc liệt.
Tesla cuối cùng phải thực hiện chiến lược giảm giá xe trên toàn thế giới, điều này khiến họ dần thoát khỏi vỏ bọc doanh nghiệp công nghệ hàng đầu để lao vào cuộc cạnh tranh cổ điển. Các nhà phân tích cho rằng Tesla dần trở thành một BYD thứ hai trong lĩnh vực xe sử dụng năng lượng mới.
Ở chiều ngược lại, “gã khổng lồ” xe điện Trung Quốc BYD đang tìm kiếm đại bản doanh mới ở Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Đây được coi là hiện tượng lạ, bởi không dễ gì BYD sẽ bỏ ngỏ thị trường trong nước cho kỳ phùng địch thủ.
Theo các nguồn tin xác tín, sở dĩ BYD tiến ra nước ngoài là muốn chiếm hữu nguồn tài nguyên mới, như cobal, lithium, nikel,… các nguyên tố chủ chốt sản xuất pin xe điện, chất bán dẫn.
Liệu rằng, một ngày nào đó đại gia công nghệ Mỹ sẽ dời sang Việt Nam? Năm ngoái, Xpace - hệ sinh thái của tỷ phú Elon Musk đã tìm đến Việt Nam với thương vụ dự kiến 500 triệu USD cung cấp dịch vụ internet vệ tinh. Đây có thể là bước mào đầu?
TRƯƠNG KHẮC TRÀ
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn
Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...
VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...
Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...
TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...
Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...
Lo ngại về những dự thảo quy định không thể thực hiện...