Tin Tổng Hợp


Hai hãng tàu container lớn hàng đầu thế giới là Maersk (Đan Mạch) và CMA CGM (Pháp) quyết định áp dụng phụ phí vận tải, sau khi định tuyến lại các tàu do lo ngại trước đe dọa tấn công của nhóm phiến quân Houthi ở Biển Đỏ.

Tàu chở hàng Galaxy Leader treo cờ Bahamas bị các tàu của Houthi áp sát trên Biển Đỏ, ảnh được đăng tải ngày 20-11 - Ảnh: REUTERS

Maersk và CMA CGM nằm trong số các hãng tàu đã đình chỉ việc vận chuyển qua Biển Đỏ tiếp giáp với kênh đào Suez - tuyến đường biển nhanh nhất giữa châu Á và châu Âu, do tình hình an ninh phức tạp ở vùng biển này.

Nhóm phiến quân Houthi đến từ Yemen đã đe dọa tấn công bất kỳ tàu nào qua Biển Đỏ và hướng đến Israel, tuyên bố sẽ chỉ ngừng việc này khi Israel nhượng bộ một số quyền lợi cho người dân Palestine ở Dải Gaza.

Theo Hãng tin Reuters, trích dẫn "sự gián đoạn hoạt động nghiêm trọng", hãng Maersk đã ra thông báo vào cuối ngày 21-12 về các khoản thanh toán bổ sung bao gồm: phụ phí gián đoạn vận chuyển (TDS) có hiệu lực ngay lập tức; và phụ phí mùa cao điểm (PSS) áp dụng từ ngày 1-1.

Phụ phí được áp dụng do các tàu sẽ phải di chuyển trên quãng đường dài hơn.

Cụ thể, các hãng này đang hướng tàu của họ đi vòng quanh mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi, khiến hành trình từ Trung Quốc đến Bắc Âu (thông thường mất khoảng 27 ngày) kéo dài thêm 10 ngày.

Họ cho biết tình trạng hủy chuyến và tăng giá cước dự kiến tiếp tục diễn ra trong quý 1 năm 2024, vì vậy hãng khuyến nghị khách hàng nên đặt chỗ trước từ 4-6 tuần.

Theo Maersk, một container 20 feet tiêu chuẩn sẽ chịu khoản phụ phí tổng cộng 700 USD, gồm 200 USD cho TDS và 500 USD cho PSS

Còn CMA CGM công bố phụ phí 325 USD cho container 20 feet trên tuyến Bắc Âu đến châu Á, và 500 USD trên tuyến châu Á đến Địa Trung Hải.

Công ty Trung Quốc lo doanh số bán xe điện bị ảnh hưởng

Liên quan đến việc vận tải biển gián đoạn ở Biển Đỏ, hãng sản xuất ô tô Trung Quốc Geely nói với Reuters rằng doanh số bán xe điện của họ có thể bị ảnh hưởng, do việc giao hàng đến châu Âu bị chậm trễ.

Hãng Geely - nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Trung Quốc theo doanh số bán hàng - cho biết hầu hết các công ty vận tải mà họ sử dụng để xuất khẩu xe sang châu Âu đều có kế hoạch đi vòng quanh miền nam châu Phi.

Đây là "điềm xấu" cho các nhà sản xuất ô tô khác ở Trung Quốc khi họ cũng tìm cách tăng xuất khẩu xe sang châu Âu.

 

THANH HIỀN

Nguồn: https://tuoitre.vn

 

 

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam trước bước ngoặt chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...