Tin Tổng Hợp


Tăng trưởng kinh tế rất quan trọng, nhưng chuyển dịch cơ cấu chẳng những tác độngđến tăng trưởng hiện nay mà còn tác động đến tăng trưởng trong dài hạn. Hiện trạng và các vấn đề đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu là vấn đề cần quan tâm...

Cơ cấu hiểu một cách toàn diện bao gồm nhiều loại (như cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu loại hình kinh tế…), thông qua các loại cơ cấu có tính yếu tố tác động và hiệu quả (lao động, đầu tư, ngân sách…).

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu phổ biến nhất trong các loại cơ cấu đối với các nước trên thế giới. Với Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế càng có ý nghĩa.

Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam từ năm 2010 đến nay thể hiện ở hình 1. Theo đó, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ năm 2010 đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực.

Thứ nhất, tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng là đúng hướng trong quá trình công nghiệp hóa để trở thành nước công nghiệp và xu hướng tăng tỷ trọng dịch vụ của thế giới.

Thứ hai, kinh tế thực (gồm nông, lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp – xây dựng) vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn của kinh tế dịch vụ là phù hợp với các nền kinh tế trong quá trình đang chuyển đổi để ứng phó với sự biến động từ bên ngoài thông qua sự “xâm lược” của dịch vụ (do đồng tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền chuyển đổi và các khâu dịch vụ vận tải, tài chính còn yếu chưa bảo đảm cho sự cạnh tranh hoặc hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam).

Thứ ba, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng cho thấy sự cần thiết được đẩy nhanh để đạt được mục tiêu giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội xuống còn 26,5% trong năm 2024.

Từng nhóm ngành cụ thể cũng có những kết quả tích cực và đặt ra một số vấn đề về cơ cấu. Trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản, ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch nhanh khi tăng tỷ trọng cây rau quả, cây công nghiệp và vẫn giữ tỷ trọng cao của cây lúa. Ngành lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trong khi ngành này có vai trò rất quan trọng trong chống lũ, cung cấp sản phẩm lâm nghiệp cho công nghiệp, xuất khẩu và ngày một quan trọng trong cam kết giảm thiểu ô nhiễm. Ngành thủy sản có tỷ trọng cao lên, trong đó tỷ trọng của thủy sản nuôi trồng đã vượt của khai thác.

Trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng ngành khai khoáng giảm là đúng hướng. Năm 2023, công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn ở đầu ra, nên tăng trưởng thấp, làm cho tỷ trọng của ngành này trong GDP không đạt được mục tiêu (23,88% so với 25-25,8%), nên kế hoạch năm 2024 đã phải đưa xuống 24,1-24,2%.

Trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo trình độ công nghệ, tuy số doanh nghiệp công nghệ cao có tăng nhưng tỷ trọng vẫn  còn thấp (năm 2021 là 12,82% so với 32,64% của doanh nghiệp công nghệ trung bình và 54,54% doanh nghiệp công nghệ thấp).

Tỷ trọng công nghệ trung bình tăng, trong khi tỷ trọng công nghệ thấp tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn - lớn hơn tổng tỷ trọng có công nghệ cao và công nghệ trung bình. Điều đó chứng tỏ tỷ trọng công nghệ của doanh nghiệp trong nước còn yếu do quy mô còn nhỏ, vốn ít, năng lực tiếp thu công nghệ cao rất hạn chế.

Tỷ trọng công nghệ cao và tỷ trọng công nghệ trung bình tăng chủ yếu do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng, nhưng tính gia công, lắp ráp còn cao, với mục tiêu chủ yếu là sử dụng số lượng lao động đông, giá nhân công rẻ và các ưu đãi mà Việt Nam được hưởng khi tham gia các FTA thế hệ mới.

CƠ CẤU LOẠI HÌNH KINH TẾ

Cơ cấu loại hình kinh tế là cơ cấu có tính đặc thù của các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi sau đổi mới, mở cửa hội nhập như Việt Nam.

Cơ cấu loại hình kinh tế của Việt Nam trong một số năm như sau (Biểu đồ 2).

Qua biểu đồ có thể thấy tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm, nhưng mức giảm rất nhẹ (năm 2021 là 21,8% so với 22,84% của năm 2015).

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước (số doanh nghiệp, số lao động, số vốn, tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận trước thuế) như sau (Bảng 1).

Nhìn chung, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong tổng số khu vực doanh nghiệp đã giảm xuống qua các năm. Đây là kết quả của công cuộc đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường để khai thác các nguồn lực của các loại hình kinh tế cho phát triển. So sánh giữa các chỉ tiêu, thì tỷ trọng lợi nhuận trước thuế đạt cao, tỷ trọng của doanh thu thuần, của thu nhập thấp so với tỷ trọng về vốn hoạt động. Tuy nhiên, tỷ trọng về các chỉ tiêu khác cao gấp nhiều lần tỷ trọng về số doanh nghiệp, kể cả tỷ trọng về số lao động; trong đó cao nhất là tỷ trọng về vốn hoạt động, tỷ trọng về doanh thu thuần, về thu nhập chỉ bằng một nửa tỷ trọng về vốn. Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp...

Đỗ Văn Huân

Nguồn: https://vneconomy.vn

 

Bài viết liên quan

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng trưởng năm 2025?

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Điểm nghẽn thể chế từ những mối lo của doanh nghiệp

Lo ngại về những dự thảo quy định không thể thực hiện...