Tin Tổng Hợp


Yêu cầu về tự động hóa cùng sự phát triển về nhu cầu của người dùng khiến thị trường robot logistics toàn cầu dự kiến đạt 12,7 tỷ USD vào 2025.

Theo báo cáo của Fairfield, đơn vị nghiên cứu thị trường tại Anh, thị trường robot logistics toàn cầu dự kiến đạt 12,7 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 23,7% trong giai đoạn 2021-2025.

Sự mở rộng về nhu cầu và số lượng của người tiêu dùng được coi là động lực chính của thị trường. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu sự thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng trong việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. Để đảm bảo thực hiện đơn hàng hiệu quả, các nhà bán lẻ đang chuyển sang các giải pháp tự động hóa và robot để tiết kiệm thời gian đồng thời theo dõi đơn hàng trong thời gian thực. Điều này giúp tăng nhu cầu về robot logistics, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trên toàn cầu.

Robot dọn dẹp sẽ là xu hướng được áp dụng tại kho bãi trong tương lai. Ảnh: Avidbots

Ngoài ra, các động lực khác của thị trường đến từ tính ưu việt của việc sử dụng robot logistics như tăng hiệu quả, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian. Một số công ty đang sử dụng robot trong môi trường làm việc độc hại và nguy hiểm. Đồng thời, robot logistics cũng tự động hóa các quy trình lưu trữ và di chuyển hàng hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển, giảm các lỗi thủ công và đảm bảo an toàn cho lao động.

Cũng theo báo cáo của Fairfield, Bắc Mỹ là khu vực chiếm thị phần cao nhất trong thị trường robot logistics toàn cầu và dự kiến sẽ duy trì vị trí dẫn dầu trong giai đoạn dự báo. Tại Bắc Mỹ, các công ty logistics đang áp dụng mạnh mẽ công nghệ và robot vào tự động hóa quy trình hậu cần. Khi chi phí lao động leo thang, tiềm năng sử dụng robot để giảm chi phí thúc đẩy sự phát triển của thị trường robot logistics.

Ngoài khu vực Bắc Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong việc sử dụng robot logistics. Điều này được lý giải do sự mở rộng và phát triển của việc tự động hóa. Đặc biệt, Trung Quốc được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng khép cao nhất trong việc sử dụng robot trong logistics để gia tăng cạnh tranh.

Hồng Thảo (theo Global Trade)

Nguồn: https://vnexpress.net

 

Bài viết liên quan

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị trường mới

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác không thể thiếu

Thủ tướng Ishiba Shigeru hội kiến Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng...

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng xuất khẩu ở thị...

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp đang tìm kiếm...

Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà

Nguy cơ hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa bị “nhấn...

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...