Tin Tổng Hợp


Trong báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô nửa đầu năm 2025 được Bộ phận phân tích Công ty chứng khoán TPS phát hành vào trung tuần tháng 12/2024 có đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 sắp đến sẽ vào khoảng 6,7% - 7,2%.

Thúc đẩy đầu tư công, đón dòng vốn FDI “chảy mạnh”

Dự báo nêu trên dựa vào việc đầu tư công được thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2025 là năm kết thúc giai đoạn kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng của toàn giai đoạn, Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế.

-4910-1734691843.png

Đón nhận dòng vốn FDI chất lượng cao tiếp tục “chảy mạnh” là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng của Việt Nam vào năm 2025 sắp đến.

Phía TPS kỳ vọng lĩnh vực đầu tư công sẽ được thúc đẩy nhiều hơn. Hơn nữa, giải ngân đầu tư công khá chậm trong năm 2024 do tác động không tích cực của lạm phát và tỷ giá. Vì vậy, dư địa để thúc đẩy đầu tư công trong năm tới vẫn còn nhiều.

Điển hình ở khu vực phía Nam với một số dự án tiêu biểu được thực hiện 2025 như Sân bay quốc tế Long Thành, Đường vành đai số 4…Đây là những dự án lớn nhằm mục đích tăng cường kết nối giữa khu vực thành thị - nông thôn và giảm chi phí logistic thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo TPS, năm 2025, kế hoạch vốn đầu tư công được Chính phủ dự kiến ở mức 791 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% so với nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024. Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021- 2025. Trong khi đó, tăng trưởng GDP 3 năm 2021 – 2023 khá thấp, lần lượt là 2,58%, 8,02% và 5,05% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% -7,0% trong giai đoạn 2021 -2025, các nhà điều hành sẽ đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2025. Trong đó, đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc nhờ lạm phát hạ nhiệt và tỷ giá ổn định hơn vào giai đoạn cuối năm 2025. Giải ngân vốn đầu tư công được kỳ vọng đạt khoảng 90% - 95% kế hoạch trong năm 2025.

Bên cạnh đầu tư công thì dòng vốn FDI được dự báo tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam sẽ là động lực quan trọng góp phần vào tăng trưởng cho năm 2025. Theo dự báo, chiến lược “Trung Quốc +1” của các công ty đa quốc gia sẽ diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn, đặc biệt là dòng vốn chảy vào lĩnh vực sản xuất và công nghệ có giá trị cao. Dòng vốn FDI không chỉ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mà còn là yếu tố đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của GDP.

Đơn cử như việc các “gã khổng lồ” công nghệ trên thế giới đã, đang và sẽ quyết định mở rộng chiến lược tại Việt Nam, Ts. Sam Goundar, chuyên gia cấp cao ngành công nghệ tại Đại học RMIT, nhận định các khoản đầu tư của những “đại bàng” công nghệ này là những cột mốc đáng chú ý. Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của thế giới công nghệ toàn cầu. Những động thái này cho thấy Việt Nam không chỉ là điểm đến của sản xuất giá rẻ.

Theo Ts. Goundar, những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Việt Nam rất đa dạng – từ dân số trẻ và am hiểu công nghệ, đến chính sách hỗ trợ của Chính phủ và vị trí địa lý chiến lược. Nhiều công ty muốn dịch chuyển một số hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam đem đến sự kết hợp của nhiều điều kiện thuận lợi – vị trí gần Trung Quốc, chi phí phải chăng và nguồn lao động lành nghề ngày càng tăng. Nhìn chung, đây là thời cơ tốt để Việt Nam vừa thu hút thêm nhiều đầu tư quốc tế, vừa củng cố ngành công nghệ trong nước.

Tăng tiêu dùng nội địa, xuất khẩu hưởng lợi

Bên cạnh đó, một động lực quan trọng khác không thể không nhắc đến chính là tiêu dùng nội địa được dự báo sẽ gia tăng trong năm 2025 nhờ yếu tố thuận lợi từ đô thị hóa và nhân khẩu học. Đô thị hóa nhanh chóng và sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu đang thay đổi hành vi người tiêu dùng và thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Đáng chú ý, hơn 60% GDP của Việt Nam có nguồn gốc từ chi tiêu của người tiêu dùng. Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường trong nước trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế cho năm 2025.

Như dự đoán của TPS, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong năm 2025 sẽ ước khoảng 7,588 ngàn tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2024. Sau 2 năm tăng trưởng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chậm lại, điều kỳ vọng là tiêu dùng nội địa sẽ tích cực hơn trong 2025 và năm đầu tăng trưởng về ngưỡng 2 chữ số kể từ năm 2023.

Hơn nữa, sự gia tăng chi tiêu này đã mở ra những cơ hội đáng kể trong ngành bán lẻ, nơi các hình thức thương mại điện tử (TMĐT) đang rất phát triển mạnh. Chỉ riêng tại Việt Nam, nơi có hơn một nửa dân số mua sắm trực tuyến, ngành TMĐT đã tăng trưởng 18% trong năm 2024, đạt giá trị 22 tỷ USD, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%). Và theo dự báo tăng trưởng TMĐT sẽ chạm mốc 25 tỷ USD vào năm 2025. 

Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng hoạt động xuất khẩu tiếp tục là động lực cực kỳ quan trọng cho tăng trưởng của Việt Nam khi bước vào năm 2025. Với việc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ áp thuế cao lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ trong năm 2025, theo Ts Haji Suleman Ali, chuyên gia về kinh doanh quốc tế, điều này sẽ tác động tích cực đến doanh thu tài khóa từ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn thu gia tăng này có thể tạo điều kiện cho chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng công, nhằm hỗ trợ nhu cầu sản xuất ngày càng tăng.

Xét thêm về yếu tố cạnh tranh cho xuất khẩu vào năm 2025, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam, lưu ý đến mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi xanh của doanh nghiệp, nhằm giúp tận dụng các tiêu chuẩn môi trường trong thương mại toàn cầu. Nhất là cần nâng cao hiệu quả, tiến bộ công nghệ của một số ngành công nghiệp chủ lực, cũng như khám phá những cách thức để thúc đẩy tiến bộ công nghệ.

Còn theo Ts. Haji Suleman Ali, Chính phủ Việt Nam có thể cần triển khai các chiến lược tài khóa thận trọng để đảm bảo tính bền vững tài khóa, phù hợp với nhu cầu thương mại và đầu tư đang mở rộng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp ổn định tiền đồng, chẳng hạn như can thiệp chiến lược vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn tình trạng tăng giá quá mức và duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu. 

Tin rằng, với những động lực như kể trên, từ đẩy mạnh đầu tư công, tăng thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, tăng tiêu dùng nội địa, xuất khẩu được hưởng lợi…thì năm 2025 sắp đến Việt Nam sẽ là “ngôi sao” tăng trưởng trong khu vực ASEAN.

Theo Thế Vinh (vnbusiness.vn)

Bài viết liên quan

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần lưu ý những gì?

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Điểm nghẽn thể chế từ những mối lo của doanh nghiệp

Lo ngại về những dự thảo quy định không thể thực hiện...