Nắm bắt thông tin các kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương thực hiện FTA, doanh nghiệp có thể tìm kiếm cho mình những cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Thực thi FTA, nói cách khác là khai thác các cơ hội từ các cam kết trong các FTA mà Việt Nam tham gia, điều quan trọng đầu tiên là thông tin.
Hiện phần lớn các doanh nghiệp - đối tượng chính trong thực thi FTA chưa có đủ nguồn lực và nhân sự để tìm hiểu, nắm bắt cụ thể các cam kết để thực thi FTA, từ đó tận dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đây là động lực cho việc thiết kế Cổng thông tin điện tử về các FTA (FTAP). FTAP được xây dựng như một công cụ tra cứu, tích hợp thông tin của nhiều bộ, ngành địa phương. Trong đó, kế hoạch của các bộ, nhanh, địa phương thực thi FTA là những thông tin hết sức hữu ích với doanh nghiệp.
Lấy ví dụ cụ thể về thực thi FTA: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Cổng FTAP tích hợp 1 văn bản của Chính phủ (Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP) và 25 Quyết định của các bộ, ngành về Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.
Cụ thể:
Trong các quyết định thực thi FTA nói trên, luôn bao gồm các thông tin về các hoạt động hỗ trợ để doanh nghiệp nắm bắt và chủ động đón nhận. Chẳng hạn, Quyết định số 456/QĐ-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu về Hiệp định CPTPP và các cam kết chính của Việt Nam tại các tỉnh, thành trên toàn quốc theo các hình thức:
- Tổ chức hội thảo các hội thảo từ 1-2 ngày để bảo đảm có đủ thời gian chuyển tải các nội dung cần tuyên truyền, tập trung vào các nội dung như ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CPTPP, các cam kết của Việt Nam trong các lĩnh vực như cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, dịch vụ & đầu tư, lao động, sở hữu trí tuệ…
- Tổ chức hội thảo theo cụm tỉnh (3-4 tỉnh liền kề nhau) cho các cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, báo chí địa phương v.v..
- Tổ chức hội thảo chuyên sâu về cơ hội tiềm năng theo từng thị trường tham gia CPTPP
Hoặc như Quyết định số 2055/BNN-HTQT ngày 25 tháng 3 năm 2019 về Kế hoạch thực thi FTA CPTPP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Bộ sẽ cùng các bộ ngành tổ chức tập huấn việc thực thi thương mại hàng hóa nông sản, bảo tồn động thực vật hoang dã và bảo tồn hệ sinh thái biển theo các cam kết trong CPTPP.
Với các địa phương cũng tương tự, Cổng FTAP tích hợp Quyết định của 62 tỉnh, thanh phố kế hoạch thực hiện CPTPP. Nắm bắt thông tin các kế hoạch này, doanh nghiệp có thể tìm kiếm cho mình cơ hội đầu tư. Ví dụ như Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của tỉnh Bình Thuận công bố cơ hội đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Vĩnh Bảo
Nguồn: https://tapchicongthuong.vn
Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...
Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...
Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...
Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...
Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...
Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...
Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...
Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ