Tin Tổng Hợp


Hơn 1.000 công ty Nhật Bản tại Trung Quốc cho rằng nền kinh tế này năm nay có thể tệ đi hoặc không có cải thiện.

Khảo sát hôm 15/1 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc cho thấy công ty Nhật tại Trung Quốc dự báo triển vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm nay vẫn u ám. Khoảng 75% trong 1.700 doanh nghiệp được khảo sát cho rằng kinh tế Trung Quốc năm nay tệ đi hoặc không thay đổi.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Đây cũng là điểm đến đầu tư hàng đầu cho các doanh nghiệp Nhật.

Khi được hỏi về việc không đầu tư hoặc giảm đầu tư vào Trung Quốc năm 2023 so với năm trước đó, 48% đưa ra lý do là triển vọng kinh tế bất ổn và nhu cầu yếu. Các công ty cũng lo ngại các quy định của Trung Quốc về an ninh quốc gia và dữ liệu xuyên biên giới.

Dù vậy, nửa số công ty tham gia khảo sát vẫn cho rằng Trung Quốc thuộc top 3 thị trường quan trọng nhất trên toàn cầu năm nay. Phần lớn kỳ vọng môi trường kinh doanh tại Trung Quốc sẽ cải thiện, như giảm quy định về visa và giảm chi phí lao động.

Trung Quốc tuần này dự kiến công bố số liệu GDP quý IV và cả năm 2023. Khảo sát của AFP cho thấy nước này có thể chỉ tăng trưởng 5,2% năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990, nếu không tính thời kỳ Covid-19. Dù vậy, số liệu này vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng mà Trung Quốc đưa ra hồi đầu năm 2023 là quanh 5%.

Kinh tế Trung Quốc vẫn đang đối mặt nhiều thách thức khi mở cửa lại sau đại dịch. Xuất khẩu của nước này năm ngoái lần đầu giảm sau 7 năm, do nhu cầu bên ngoài yếu. Trong khi đó, nhu cầu trong nước ì ạch khiến nền kinh tế rơi vào giảm phát 3 tháng liên tiếp. Khủng hoảng bất động sản cũng chưa có dấu hiệu cải thiện nhiều.

Năm nay, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, còn 4,5%. Các nhà kinh tế học trong khảo sát của AFP đưa ra con số 4,7%.

Hà Thu (theo AFP, Reuters)

Nguồn: https://vnexpress.net

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam trước bước ngoặt chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Ban Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương...

BGĐ Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương vinh dự được đón...