Tin Tổng Hợp


Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 ước đạt khoảng 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.

Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2023, quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á nói chung theo giá hiện hành sẽ đạt khoảng 3,86 nghìn tỷ USD. Trong đó, Indonesia dẫn đầu khu vực với quy mô GDP ước đạt khoảng 1,42 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP năm 2023 được dự báo ở mức 512,19 tỷ USD. Theo sau lần lượt là Singapore và Philippines, với quy mô GDP theo giá hiện hành lần lượt là 497,35 tỷ USD và 435,68 tỷ USD.

Đối với Việt Nam, IMF cho biết, quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 ước đạt khoảng 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực. Với mức dự báo này, quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ xếp trên Malaysia (433,35 tỷ USD), Myanmar (74,86 tỷ USD), Campuchia (30,9 tỷ USD), Brunei (15,1 tỷ USD), Lào (14,2 tỷ USD) và Đông Timor (2 tỷ USD).

Xét trên toàn thế giới, dữ liệu của IMF cho hay, quy mô GDP thế giới năm 2023 ước đạt khoảng 104,48 nghìn tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với quy mô GDP năm 2023 ước đạt 26,95 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế lớn thứ hai là Trung Quốc với quy mô GDP năm 2023 đạt 17,7 nghìn tỷ USD. Theo sau lần lượt là Đức (4,43 nghìn tỷ USD); Nhật Bản (4,23 nghìn tỷ USD) và Ấn Độ (3,73 nghìn tỷ USD). Với quy mô GDP năm 2023 đạt hơn 430 tỷ USD, Việt Nam hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 35 trên thế giới.

Sang năm 2024, quy mô GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 469,67 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Indonesia (1,54 nghìn tỷ USD), Thái Lan (543,35 tỷ USD), Singapore (520,97 tỷ USD) và Philippines (475,94 tỷ USD).

Khi nào Việt Nam sẽ lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới?

 Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR) đánh giá, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh trong tương lai. Cụ thể, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí 24 vào năm 2033, với quy mô kinh tế đạt 1.050 tỷ USD.

Đến năm 2038, với quy mô GDP dự kiến đạt 1.559 tỷ USD, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 21, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan (1.313 tỷ USD), Singapore (896 tỷ USD), Philippines (1.536 tỷ USD) để lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo CEBR, với ưu thế dân số đông và trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Tốc độ tăng GDP hàng năm được CEBR dự báo trung bình đạt 6,7% trong giai đoạn 2024-2028. Con số này sẽ là 6,4% trong 9 năm tiếp theo.

Trong khu vực ASEAN, bên cạnh Việt Nam, Philippines cũng được đánh giá là nước có sức tăng trưởng ấn tượng, có thể đạt vị trí 23 vào năm 2038. Theo CERB, Việt Nam và Philippines là minh chứng nổi bật cho nhóm những quốc gia được mong chờ sẽ cải thiện thứ hạng nhờ định vị lại vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, cải cách nội bộ, tăng năng suất lao động, đầu tư công và tư.

Hoàng Nguyễn

Nguồn: https://antt.nguoiduatin.vn

 

 

 

Bài viết liên quan

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Ba tỉnh Đông Nam Bộ 'trắng' hộ nghèo, thu nhập cao...

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây ghi nhận không còn hộ nghèo,...

Trung Quốc sẽ lao đao vì làn sóng sôi sục toàn cầu,...

Kinh tế Trung Quốc sắp phải đối mặt với bài toán lớn.

Huyền thoại đầu tư Jeremy Grantham: TTCK vẫn còn 4 lĩnh...

Nhà đầu tư kỳ cựu Grantham cho biết có 4 lĩnh vực trên thị...

USD tăng giá, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm gánh nặng

Tỷ giá tăng khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm khó vì chi...

Quan điểm của RISI về thị trường: Tình trạng dư...

Ngày 13 tháng 3 năm 2024 (Quan điểm) - Bởi Philipp Jaki, Nhà phân...

Cuộc đấu trí ‘lý thuyết trò chơi’ trong mùa đàm...

Chiến tranh, hạn hán và bất ổn kinh tế khiến mùa đàm phán...

Giá cước tàu biển nổi sóng

Khoản phụ thu 200 USD/container khiến doanh nghiệp Việt Nam phải...

Nhật Bản và ASEAN sẽ tích hợp thanh toán bằng mã QR...

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI),...