Tin Tổng Hợp


Người giàu châu Á đang trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Các nền kinh tế đang lên hiện sản sinh ra nhiều tỉ phú hơn so với châu Âu và Mỹ, nhờ những tiến bộ trong công nghệ truyền thông và toàn cầu hóa.

Vào tháng 9, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani, Chủ tịch của Adani Group, đã trở thành người châu Á đầu tiên đứng thứ hai trong danh sách tỉ phú toàn cầu, những người có giá trị tài sản ròng vượt quá 1 tỉ USD, khi tỷ lệ người giàu nhất thế giới là người châu Á tăng đều đặn.

Mặc dù phần lớn trong số 10 người giàu nhất thế giới vẫn là người Mỹ, nhưng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau khẳng định rằng người châu Á đang không ngừng bước lên đỉnh của nấc thang giàu có toàn cầu.

Ông Adani được báo chí Ấn Độ đưa tin là người châu Á đầu tiên lọt vào top 3 vào cuối tháng 8, sau khi ông đứng thứ 3 trong Chỉ số tỉ phú của Bloomberg. Tạp chí kinh doanh của Mỹ, Forbes, sau đó cũng đã xác nhận xếp hạng đó.

Chủ tịch của Adani Group, quản lý các cảng, mỏ và kinh doanh tài nguyên, hiện đang đứng ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng của Bloomberg Billionaires Index và Forbes. Trước đó, vào giai đoạn tháng 9, ông Adani đã nhanh chóng đạt được vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng, chỉ sau người dẫn đầu là tỉ phú Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla, nhà sản xuất xe điện của Mỹ.

Danh sách Top 10 những người giàu nhất thế giới từ lâu đã được thống trị bởi các doanh nhân Mỹ, tạo ra ấn tượng với nhiều người rằng mỗi khi nhắc đến tỉ phú, họ sẽ nghĩ ngay tới người Mỹ. Điều này hoàn toàn không sai khi xét về giá trị khối tài sản ròng mà những người giàu nhất thế giới đang nắm giữ.

 

Một phân tích theo khu vực về tài sản của hơn 2.400 người trong Danh sách tỉ phú theo thời gian thực của Forbes cho thấy các tỉ phú ở khu vực Bắc Mỹ nắm giữ khối tài sản ròng tổng giá trị 4.700 tỉ USD, tiếp theo là các tỉ phú đến từ khu vực châu Á với tổng giá trị tài sản ròng 3.500 tỉ USD và các tỉ phú ở châu Âu với tổng giá trị tài sản ròng 2.400 tỉ USD, tính đến ngày 29/9.

Xét theo từng quốc gia, Mỹ đứng đầu với 719 tỉ phú, tiếp theo là Trung Quốc với 440 người và Ấn Độ có 161 người. 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có tổng cộng 114 tỉ phú, trong khi Đài Loan có 45 người, Hàn Quốc 28 tỉ phú và Nhật Bản 27 người.

Những người giàu nhất trong số những người giàu đôi khi được gọi là plutocrat (tài phiệt) do ảnh hưởng từ sự giàu có của họ. Số lượng “plutocrat” bắt đầu tăng ở châu Âu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ XVIII và XIX. Số lượng này đã tăng theo cấp số nhân ở Mỹ nhờ quá trình đổi mới công nghệ và toàn cầu hóa.

Các nền kinh tế đang lên hiện sản sinh ra nhiều tỉ phú hơn so với châu Âu và Mỹ, nhờ những tiến bộ trong công nghệ truyền thông và toàn cầu hóa.

Trên thực tế, tốc độ tích lũy tài sản của người giàu nhanh hơn ở các nước đang phát triển. Một phân tích dữ liệu do Credit Suisse công bố vào tháng 9 cho thấy giá trị tài sản do 1% người giàu nhất nắm giữ đã tăng 11 lần ở Ấn Độ và 34 lần ở Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2021 so với 3,6 và 1,2 lần tương ứng ở Mỹ và Nhật Bản.

 

Liệu các tỉ phú châu Á có sớm đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới?

Ông Soichiro Matsumoto, Giám đốc đầu tư của Credit Suisse Nhật Bản cho biết: “Giá bất động sản tăng là động lực chính cho sự tích lũy tài sản của người châu Á”. Theo ông Matsumoto, vì những người được xếp hạng cao trong danh sách người giàu chủ yếu là chủ doanh nghiệp có cổ phần lớn trong các công ty toàn cầu hơn là bất động sản, nên người châu Á sẽ cần thời gian để bắt kịp những người dẫn đầu".

 

Hiện các nước đang thắt chặt chính sách tiền tệ, các tỉ phú châu Á đang phải đối mặt với một số tác động bất lợi như giá cổ phiếu giảm và đồng USD tăng. Theo Forbes, có khoảng 126/245 tỉ phú rớt khỏi bảng xếp hạng trong 6 tháng qua đến từ khu vực châu Á, trong khi tại Bắc Mỹ chỉ có 27 người.

Credit Suisse dự báo rằng số lượng triệu phú (những người nắm giữ khối tài sản ròng từ 1 triệu USD trở lên), sẽ tăng gần gấp đôi ở Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2026 so với năm 2021.

Gia Khánh

Nguồn Nikkei Asia

 

Bài viết liên quan

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của doanh nghiệp

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm tỷ đồng

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thị trường bao bì Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD...

VPPA-Các nhà cung cấp sản phẩm tương tự của Thái Lan làm bao...

Đối thoại chính sách: Kinh tế xanh và trách nhiệm của...

Phát triển kinh tế xanh là một xu thế tất yếu, vừa đảm bảo...

Mondelez Kinh Đô tiên phong phát triển bao bì bền...

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam ký Thỏa thuận Hợp tác Chiến...

Mondelez Kinh Đô ký kết hợp tác chiến lược về phát...

PNO - Vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã ký kết hợp tác chiến lược...

Mondelez Kinh Đô tích cực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến và...

Bốn kiến nghị của VPPA để “xanh hóa” ngành Giấy

Tại Hội thảo Kỹ thuật ngành Công nghiệp Giấy do Hiệp hội...

Buổi gặp gỡ giữa Lãnh đạo Công Ty TNHH Giấy Đồng...

Truyền cảm hứng Đam mê và Đổi mới trong ngành công nghiệp...

Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp mất thêm hàng trăm...

Theo chia sẻ của Chủ tịch Vietnam Airlines, nếu tỷ giá biến...

Loạt “đại bàng” Mỹ tới Việt Nam

Thông tin từ Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), từ ngày...