Tin Tổng Hợp


So với mức độ bùng nổ của các cổ phiếu liên quan tới trí tuệ nhân tạo (AI), quá trình ứng dụng sản phẩm công nghệ này dường như mới chỉ ở những bước đầu.

Giới đầu tư kỳ vọng ứng dụng AI vào hoạt động kinh doanh sẽ bùng nổ trong tương lai gần

Đã gần một năm kể từ khi Open AI phát hành GPT-4, mô hình AI tinh vi nhất hiện nay, thế giới công nghệ đã trở nên sôi động chưa từng có. Vốn hóa thị trường của ngành công nghệ Mỹ đã tăng thêm khoảng 6 nghìn tỷ USD. Với một số nhà sản xuất như Nvidia, giá trị vốn hoá thị trường đã lên tới 2 nghìn tỷ USD. Cơn sốt AI cũng đã nâng giá cổ phiếu của những gã khổng lồ công nghệ khác, bao gồm Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon và Microsoft.

Thực tế còn xa kỳ vọng

Thế nhưng, đó là về mặt triển vọng. Thách thức doanh thu thực tế từ phần mềm AI vẫn thấp, kể cả từ các công ty công nghệ lớn. Trong năm qua, AI chỉ chiếm khoảng 1/5 mức tăng trưởng doanh thu tại Azure, bộ phận điện toán đám mây của Microsoft và các dịch vụ liên quan. Trong khi Alphabet và Amazon không tiết lộ doanh số bán hàng liên quan đến AI của họ.

Câu hỏi đặt ra cho các công ty là: sau giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán liên quan tới AI, các công ty sẽ cần làm gì để kiếm tiền từ dịch vụ của họ. Thành quả có thể sẽ không đến nhanh.

Bất chấp những ứng dụng đầy hứa hẹn, mức tăng năng suất tổng thể từ AI trong nền kinh tế vẫn chưa rõ ràng và khiến nhiều công ty thận trọng. Những lo ngại về bảo mật dữ liệu và chất lượng nội dung do AI tạo ra cũng được cho là đang cản trở việc áp dụng rộng rãi hơn.

Cuộc thăm dò của IBM cho thấy nhiều công ty e ngại AI vì thiếu chuyên môn nội bộ về chủ đề này. Những doanh nghiệp khác lo lắng rằng dữ liệu của họ quá phức tạp và khó có thể tập hợp lại được. Hay Blackstone, tập đoàn quản lý tài sản khổng lồ, đã cảnh báo các nhà đầu tư về những rủi ro liên quan đến AI như khả năng rò rỉ tài sản trí tuệ cho các nhà sản xuất mô hình AI.

Nhưng sự dè dặt này không mới, khi mỗi một sáng kiến lớn ra đời cần nhiều thời gian thẩm thấu. Những đột phá công nghệ trước đây cũng như vậy trước khi tạo ra tác động trên toàn nền kinh tế khi chúng cần sự chấp nhận của các ông chủ hay thay đổi thói quen làm việc của nhân viên. Ví dụ, việc tăng năng suất từ máy tính cá nhân chỉ xuất hiện ít nhất một thập kỷ sau khi nó được phổ biến rộng rãi.

3 xu hướng ứng dụng AI hiện nay

Thế nhưng, sự e ngại này dường như đang giảm bớt, đặc biệt là tại Mỹ. Gần đây, các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực, từ ngân hàng, công ty tư vấn đến hãng phim, đang bắt đầu sử dụng các công cụ AI giống Chat GPT trên quy mô lớn. The Economist đã chia các nỗ lực ứng dụng này thành 3 xu hướng chính.

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp quảng bá các nỗ lực số hóa hiện có của họ có liên quan tới ứng dụng AI tạo sinh. Mục đích, theo The Economist là “để có vẻ tiên tiến hơn” về mặt thương hiệu.

Nhiều công ty vẫn e ngại các ứng dụng AI, như Chat GPT, về độ tin cậy và an toàn dữ liệu

Ví dụ, Presto, công ty cung cấp công nghệ nhà hàng ở Mỹ, đã giới thiệu một trợ lý AI tổng quát dành cho việc lái xe qua nhà hàng, nhưng 70% các đơn đặt hàng vẫn cần có sự can thiệp của con người. Tương tự, AI DJ của Spotify chọn bài hát và đưa ra lời bình luận, nhưng điều này có thể thiên về xây dựng thương hiệu hơn là thay đổi cơ bản về dịch vụ.

Thứ hai, đó là việc ứng dụng các công cụ AI dành cho người lao động có trình độ thấp đến trung bình. Những nỗ lực này có vẻ thiết thực hơn cho cách các công ty vận hành. Amdocs, một công ty cung cấp phần mềm cho các công ty viễn thông, đã sử dụng AI tạo sinh để cắt giảm gần 50% thời gian xử lý cuộc gọi của khách hàng. Hay Sprinklr cho biết đã cải thiện 25% điểm dịch vụ khách hàng khi mua hàng hóa xa xỉ nhờ AI tạo sinh.

Thứ ba, ứng dụng AI vào các kỹ năng phức tạp - được cho là ít phổ biến hơn nhưng đang trên đà phát triển. Theo đó, các công ty luật như Allen & Overy đang sử dụng AI cho các nhiệm vụ như thẩm định và phân tích hợp đồng. Các ngân hàng đầu tư và công ty dịch vụ tài chính, chẳng hạn như Nasdaq hay Bank of New York Mellon, sử dụng AI để tự động hóa các phần trong quy trình nghiên cứu của họ, hoặc tăng tốc độ phân tích dữ liệu.

Vẫn còn những bất cập, ví dụ như lỗi trong hỗ trợ lập trình hay làm giảm tốc độ thực thi các tác vụ trên máy, nhưng có lẽ chúng không xóa mờ được những tiềm năng mà AI tạo sinh có thể mang lại cho các doanh nghiệp. Do đó, điều người lao động cần làm nhất là học các ứng dụng chúng càng nhanh càng tốt.

TRƯỜNG ĐẶNG

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn

 


 


 

 

Bài viết liên quan

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng trưởng năm 2025?

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Điểm nghẽn thể chế từ những mối lo của doanh nghiệp

Lo ngại về những dự thảo quy định không thể thực hiện...