Tin Tổng Hợp


Các khoản đầu tư dự kiến của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vào các lĩnh vực mới, như AI và năng lượng tái tạo, cũng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Seoul.

Cảng hàng hóa ở Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Đà phục hồi xuất khẩu của Hàn Quốc dự kiến tiếp tục diễn ra nhờ sự hồi phục trong lĩnh vực sản xuất chip và sự gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng mới của các nền kinh tế lớn, báo cáo của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) vừa công bố cho biết.Theo BoK, nhu cầu về máy tính cá nhân và điện thoại thông minh sẽ tăng lên trong bối cảnh nhu cầu về chip liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) tăng cao.

Theo báo cáo, các khoản đầu tư dự kiến của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vào các lĩnh vực mới, như AI và năng lượng tái tạo, cũng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Seoul.

Tuy nhiên, báo cáo của BoK cho biết vẫn có những nhược điểm rủi ro như nhu cầu về hàng hóa lâu bền chậm lại trong bối cảnh chu kỳ thắt chặt ở các nền kinh tế lớn và khả năng phục hồi thị trường bất động sản Trung Quốc chậm, điều này sẽ làm giảm nhu cầu về thép và máy móc.

Xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc trong tháng 11/2023 tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 55,8 tỷ USD. Trước đó, xuất khẩu của Hàn Quốc đã hồi phục vào tháng 10/2023 sau 13 tháng suy giảm trong bối cảnh các nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Sự tăng trưởng trên diễn ra khi hoạt động xuất khẩu sản phẩm bán dẫn phục hồi lần đầu tiên kể từ tháng 8/2022. Doanh thu xuất khẩu chip của Hàn Quốc trong tháng 11/2023 đã tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước lên 9,5 tỷ USD.

Hàn Quốc đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong tháng 11/2023, tháng tăng thứ sáu liên tiếp. Đây cũng là mức thặng dư thương mại hàng tháng cao nhất kể từ tháng 9/2021.

Vân Anh (Theo Yonhap)

Nguồn: https://bnews.vn

 

Bài viết liên quan

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát triển kinh tế tư nhân

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy ‘văng’ khỏi thị trường

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng 8%?

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Đẩy mạnh cải cách thể chế, 'dồn sức' phát...

Mục tiêu Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thể...

Doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh và mối nguy...

Mối nguy “văng” khỏi thị trường nội địa vẫn đang hiện...

Động lực nào giúp kinh tế tăng tốc cho mục tiêu...

Dù đạt mức tăng trưởng 6,93% - cao nhất trong 5 năm qua - kinh...

FDI công nghệ ‘nín thở’ chờ đàm phán: Việt Nam...

Nhiều doanh nghiệp FDI công nghệ tại Việt Nam đang “nín thở”...

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Đánh giá tình hình vĩ mô thế giới và trong nước nhiều thách...

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung...

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi...

Đừng để ngành sản xuất nội địa chịu thiệt sau cú...

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian...

TS Nguyễn Đình Cung: 'Kinh tế tư nhân xứng đáng là...

Việc xem kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất sẽ kích...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì trước 'cơn sóng...

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều...

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ

Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động cho NLĐ