Tin Tổng Hợp


Đánh giá về các triển vọng phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 8/1, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, tại Nghị quyết số 158/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua, mục tiêu tăng trưởng 6,5 – 7%, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 7 – 7,5% trong năm 2025.

Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như sự quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngay từ cuối tháng 12/2024, Thủ tướng đã có Công điện số 140/CĐ-TTg yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, lên các kịch bản tăng trưởng để trong năm 2025, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu 8%, trong điều kiện thực hiện thuận lợi, phấn đấu tăng trưởng 2 con số.

Trong đó, có đưa ra yêu cầu rất cao cho các địa phương thường gọi là “đầu tàu, động lực tăng trưởng” như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và một số địa phương khác. Nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn con số đạt được của năm 2024 thì sẽ tạo ra động lực tăng trưởng rất lớn.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết, mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đề ra là 6,5%, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tăng trưởng GDP cả năm 2024 đã đạt 7,09%, bất chấp ảnh hưởng của bão lũ làm ảnh hưởng khoảng 0,8%. “Đây là cơ sở, tiền đề rất quan trọng để triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm 2025”, ông Tâm nói.

Đề cập đến các động lực, giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% và phấn đấu tăng trưởng 2 con số, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định năm 2025 tiếp tục phải thực hiện đổi mới và hoàn thiện công tác thể chế.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mặc dù chúng ta phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tố nền tảng của nền kinh tế vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát.

Thứ ba, liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ, tiếp tục theo hướng chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả và đồng bộ.

“Trong năm 2024, chúng ta thực hiện rất nhiều việc liên quan đến miễn, giảm, giãn, hoãn thuế, đến thời điểm hết năm khoảng 197.000 tỷ đồng. Cuối năm chúng ta vẫn thực hiện việc tăng thu, dự kiến đến nay khoảng 337.000 tỷ đồng. Điều đó cho thấy nếu chúng ta tạo điều kiện cho doanh nghiệp thì sẽ thực hiện thu được nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động và tin tưởng vào nền kinh tế hơn”, ông Tâm phân tích.

Do đó, ngay từ đầu năm 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định liên quan đến việc miễn, giảm, giãn, hoãn thuế đến hết tháng 6/2025 cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Việc miễn, giảm, giãn, hoãn thuế này không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp mà đây là việc hỗ trợ ngay cho người dân, người dân có thể mua được hàng hóa nhiều hơn, thực hiện kích cầu trong nước.

Thứ tư là làm mới các động lực tăng trưởng, nhất là đầu tư, kích cầu tiêu dùng cũng như xuất nhập khẩu. Về đầu tư, kế hoạch năm 2025, các bộ, ngành và địa phương sẽ phải thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư công khoảng 295.000 tỷ đồng, cộng với số chuyển tiếp của năm 2024 theo quy định của pháp luật khoảng hơn 300.000 tỷ đồng. Thứ trưởng cho biết, đây là con số rất lớn, nếu giải ngân được hết số vốn này thì sẽ tạo động lực để thu hút các thành phần kinh tế khác, làm vốn mồi để thu hút, thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ năm là tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị mới ban hành liên quan đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2024/NĐ-CP liên quan đến Quỹ hỗ trợ đầu tư, trong đó quy định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là chip và bán dẫn… sẽ có các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư.

Thứ sáu là động lực từ việc đẩy mạnh hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Dự kiến, hết 2025 sẽ hoàn thành 3.000 km đường cao tốc và 1.000 km đường ven biển. Trong đó có nhiều dự án đường cao tốc sẽ nâng quy mô từ 2 làn lên 4 làn, và từ 4 làn lên đủ làn theo quy hoạch.

Cuối cùng là xây dựng trung tâm tài chính ở TP. HCM và Đà Nẵng. “Đây là cuộc chơi mới và cách thức mới để chúng ta thu hút được thêm nguồn lực. Nếu chúng ta làm được việc này thành công thì chắc chắn sẽ có nhiều nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế”, ông Tâm nói.

Theo Báo điện tử Đầu tư

Bài viết liên quan

Đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện: Doanh nghiệp lo kéo dài áp lực

Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá...

“Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư – kinh doanh 2025

“Cơ hội ngàn năm để Việt Nam vào nhóm nước phát triển”;...

4 tập thể nhận Cờ thi đua xuất sắc của Liên đoàn Lao động tỉnh Long An

Sáng 31/12, Công đoàn Các khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh Long An tổ...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục...

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm,...

Đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện: Doanh...

Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá...

“Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ...

“Cơ hội ngàn năm để Việt Nam vào nhóm nước phát triển”;...

4 tập thể nhận Cờ thi đua xuất sắc của Liên đoàn...

Sáng 31/12, Công đoàn Các khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh Long An tổ...

Xuất khẩu trước áp lực phòng vệ thương mại: Biến...

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,...

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần...

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...