Tin Tổng Hợp


Dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel giai đoạn 2024-2027 (VIFTA) đang được Bộ Tài chính hoàn thiện. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với tổng số 11.446 dòng hàng có thuế. Thuế suất ban hành trong dự thảo Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VIFTA.

Hàng hóa XNK tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng Ảnh: T.Bình

Thực hiện đúng cam kết của Việt Nam tại Hiệp định VIFTA

Theo Bộ Tài chính Hiệp định VIFTA đã được ký kết vào ngày 25/7/2023. Ngày 5/1/2024, Chính phủ đã có Nghị quyết số 08/NQ-CP phê duyệt Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA giai đoạn 2024-2027 (theo Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) 2022 hiện hành).

Việc xây dựng, ban hành Nghị định này nhằm thực hiện đúng cam kết của Việt Nam tại Hiệp định VIFTA, đảm bảo tính tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết; bao gồm việc tuân thủ Hiệp định Hải quan ASEAN (Điều 19 Hiệp định Hải quan ASEAN) về việc áp dụng Danh mục AHTN 2022 của ASEAN và Danh mục HS phiên bản 2022 của Tổ chức Hải quan thế giới để thực thi Hiệp định VIFTA (Danh mục AHTN 2022 được áp dụng cho giai đoạn 2024-2027).

Cũng theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Nghị định cũng tuân thủ đúng quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016 về thẩm quyền ban hành các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành. Nghị định này cũng đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Đồng thời, tuân thủ nguyên tắc xây dựng thuế suất khi chuyển đổi trong Hiệp định VIFTA, đảm bảo lợi ích và bảo lưu cam kết thuế quan của Việt Nam.

Giảm dần thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đến năm 2027

Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đổi biểu thuế được thực hiện để đảm bảo tuân thủ cam kết tại Hiệp định VIFTA, Danh mục AHTN 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VIFTA. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế được áp dụng cho từng năm, bắt đầu từ ngày 1/12/2024 (ngày có hiệu lực của Hiệp định) đến hết ngày 31/12/2027.

Riêng đối với mặt hàng thuốc lá thuộc nhóm 2404, đây là mặt hàng nhạy cảm, do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ áp dụng chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương tự với các mặt hàng thuốc lá thuộc Chương 24 theo cam kết của mã hàng 2403.99.90 theo AHTN 2017 (không cam kết cho tới cuối lộ trình). Cơ sở đề xuất như trên với Hiệp định VIFTA là việc Hiệp định này không có cơ chế rà soát và thống nhất chuyển đổi trước khi triển khai. Do đó, việc ban hành Nghị định trong giai đoạn này có thể áp dụng phương án như trên đối với nhóm 2404, mặc dù vẫn có rủi ro phía Israel yêu cầu tham vấn và đề nghị thực hiện nguyên tắc không xói mòn cam kết tại Hiệp định. Trường hợp có vướng mắc trong thực thi sau này tại Ủy ban thực thi, các đối thoại sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo vệ quan điểm thống nhất của Việt Nam và Tổ chức Hải quan thế giới đối với phân loại mặt hàng này (chịu 5 sách quản lý tương tự như các mặt hàng thuốc lá thông thường khác), thể hiện chính sách và chủ trương phòng chống tác hại thuốc lá của Chính phủ Việt Nam cũng như dựa trên tính chất tham khảo không ràng buộc pháp lý của bảng tương quan giữa danh mục AHTN 2012-2017, AHTN 2017-2022.

Về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA, biểu thuế gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 11.387 dòng thuế ở cấp độ 8 số và 59 dòng hàng theo AHTN 2022 cấp độ 10 số (tổng số là 11.446 dòng hàng có thuế). Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, Bộ Tài chính cho biết, thuế suất trung bình các dòng cam kết tại năm 2024 là 10,3%, năm 2025 là 9,3%, năm 2026 là 8,4% và năm 2027 là 7,5%.

Bộ Tài chính cho biết, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số mặt hàng thuộc nhóm hàng 04.07; 17.01; 24.01; 25.01 chỉ áp dụng trong hạn ngạch thuế quan; danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.

Cũng theo Bộ Tài chính, điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA tương tự quy định tại các Nghị định của Chính phủ về biểu thuế của Việt Nam để thực hiện các FTA hiện hành. Dự thảo nghị định này cũng quy định các điều kiện để hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA, gồm: Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; được nhập khẩu vào Việt Nam từ Nhà nước Israen; và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VIFTA và các quy định hiện hành. Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

 

Hoài Anh

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn

 

Bài viết liên quan

4 tập thể nhận Cờ thi đua xuất sắc của Liên đoàn Lao động tỉnh Long An

Sáng 31/12, Công đoàn Các khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh Long An tổ...

Xuất khẩu trước áp lực phòng vệ thương mại: Biến nguy thành cơ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,...

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần vượt qua trong năm 2025

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

4 tập thể nhận Cờ thi đua xuất sắc của Liên đoàn...

Sáng 31/12, Công đoàn Các khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh Long An tổ...

Xuất khẩu trước áp lực phòng vệ thương mại: Biến...

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,...

Nhận diện những 'chướng ngại vật' doanh nghiệp cần...

Mối lo nợ xấu chưa có dấu hiệu giảm đi, khó tiếp cận tín...

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...