Tin Tổng Hợp


Khủng hoảng chip, năng lượng và hoạt động vận chuyển đã tạo ra cảnh tượng hỗn loạn hiện tại trong chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Có một tin xấu với người tiêu dùng toàn cầu là các sự cố liên quan đến chuỗi cung ứng thế giới dai dẳng và nghiêm trọng hơn những gì chúng ta biết đến trước đây. Tin xấu hơn là có nhiều nguyên nhân hợp lại tạo lên cảnh hỗn loạn đó và vì thế, không có cách khắc phục nào đơn giản, hữu hiệu ở thời điểm hiện tại. Tin xấu nhất là, không ai biết khi nào tình hình sẽ được cải thiện.

Về tin tốt thì sao? Ít nhất người ta cũng có thể ghép nối để tạo ra một câu chuyện về những gì đã xảy ra.

Về cơ bản, một số trụ quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới đã bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp giữa Covid-19 và sự xui xẻo. Giao thông vận tải, năng lượng, chip bán dẫn đều gặp vấn đề cùng lúc, vì những lý do khác nhau nhưng có liên quan đến nhau.

Bắt đầu từ việc vận chuyển. Việc một số cảng của Trung Quốc ngừng hoạt động hoặc hoạt động với công suất thấp vì Covid chỉ là điểm khởi đầu. Hoạt động buôn bán hàng hoá phát triển mạnh mẽ đã gây áp lực lên container, tàu và bến cảng tại khắp nơi trên thế giới.

Giá container đã tăng chóng mặt, cao hơn đến 10 lần so với cách đây 2 năm. Nói tóm lại, nhiều hoạt động thương mại quốc tế đã chậm lại đáng kể. Nhiều nhà sản xuất bị mắc kẹt vì không nhận được hàng hoá, linh kiện đúng hẹn.

3 cơn khủng hoảng cùng lúc khiến chuỗi sản xuất rơi vào cảnh bế tắc, không ai biết khi nào tình trạng này được khắc phục - Ảnh 1.

Thế giới cần một giải pháp cho tình trạng đứt gãy cung ứng, sản xuất hiện tại nhưng thực tế là không có giải pháp đơn giản, trực tiếp nào cả.

Hoạt động tại các cảng và vận tải địa phương liên quan cần sử dụng rất nhiều lao động trong khi khắp nơi trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động (do Covid). Điều đó càng làm tăng thêm sự chậm trễ trong các hoạt động giao dịch, kinh doanh.

Một phản ứng điển hình của thị trường có thể là sản xuất nhiều container hơn hoặc chọn cách khó và chậm hơn là tăng số lượng tàu hoặc cảng. Tuy nhiên, để thực hiện việc này các nhà sản xuất cũng cần phải "đo" nhu cầu thị trường, tính toán kỹ lưỡng về hệ thống vận hành hiện tại. Khi toàn bộ quá trình này hoàn tất, rất có thể tình trạng căng thẳng vận chuyển đã giảm xuống, kinh tế toàn cầu trên đà trở lại.

Tiếp đến là cuộc khủng hoảng năng lượng, vốn có nguồn gốc sâu xa hơn. Nhiều quốc gia đã tìm cách chuyển sang các nguồn cung cấp năng lượng xanh nhưng trước mắt không có đủ lựa chọn thay thế. Nhật Bản và Đức đã quyết định từ bỏ cảm kết về điện hạt nhân trước đây. Mới nhất, Trung Quốc chứng kiến tình trạng thiếu điện.

Các mạng lưới năng lượng toàn cầu dường như đang hoạt động tốt giai đoạn 1 năm trước nhưng khí quá trình phục hồi sau Covid bắt đầu, nguồn cung khí tự nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu mới. Các hoạt động khai thác và sản xuất khí đã bị giảm trong giai đoạn trước đại dịch trong khi sự phục hồi diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng hơn so với dự đoán của ngành năng lượng. Tại Anh, giá khí đốt tự nhiên đã tăng 700% so với năm ngoái trong khi châu Âu đối mặt với nguy cơ không đủ nguồn cung cấp năng lượng cho mùa đông mới.

Năng lượng là đầu vào cần thiết để sản xuất nhiều hàng hoá dịch vụ khác. Điều này tạo ra một hiệu ứng sóng gợn. Khi mạng lưới năng lượng và thương mại quốc tế không vận hành tốt, nhiều bộ phận khác của nền kinh tế sẽ gặp trục trặc.

Một vấn đề khác là chip máy tính. Nền kinh tế toàn cầu đã quá phụ thuộc vào 2 thị trường cung cấp chip là Đài Loan và Hàn Quốc. Sau đó, 3 điều đã xảy ra: 1/nhà máy sản xuất chip dừng hoạt động vì covid; 2/thiên tai làm ảnh hưởng đến nguồn cung chip; 3/nhu cầu chip tăng cao khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ô tô, thiết bị gia dụng tăng. Ô tô và điện tử tiêu dùng là 2 ngành ảnh hưởng nặng nền nhất do cuộc khủng hoảng chip, khiến giá ô tô cũ/mới tăng chóng mặt.

Giờ đây, một mặt là sự chậm trễ đầu vào, chậm trễ thương mại, giá vận tải cao, giá năng lượng cao và tình trạng thiếu chip. Mặt bên kia, người tiêu dùng Mỹ và châu Âu hiện đang mạnh tay chi tiêu sau khi tiết kiệm được một khoản tiền khổng lồ vào năm 2020 và đầu 2021.

Nhu cầu lớn còn nguồn cung không thể bắt kịp. Cách khắc phục chúng không hề dễ dàng, trực tiếp mà là một loạt các vấn đề đan xen nhau, hỗn loạn và mâu thuẫn. Hiện tại, không ai biết khi nào các vấn đề này sẽ được khắc phục, mặc dù chắc chắn chúng sẽ trở về trạng thái bình thường vào một thời điểm nào đó.

Tham khảo: Bloomberg

Bài viết liên quan

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng trưởng năm 2025?

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

2024: Năm của vàng và những diễn biến chưa từng có

Năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới...

Động lực nào sẽ giúp Việt Nam là 'ngôi sao' tăng...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, đón nhận dòng...

Bản Tin VPPA tháng 10/2024

VPPA-BẢN TIN THÁNG là thông tin tổng hợp hàng tháng về thị...

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ HỘI VIÊN CHI HỘI II – LẦN 2 NĂM...

Ngày 10/12/2024 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, TPHCM, Chi...

TS Võ Trí Thành: Doanh nghiệp muốn “xanh” phải “vừa...

TS Võ Trí Thành vừa có những chia sẻ về câu chuyện doanh...

Mức đóng BHYT sẽ thay đổi từ 7/2025, người dân cần...

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) 2024 sẽ...

Doanh nghiệp khổ sở vì hồ sơ hoàn thuế VAT ‘ngâm’...

Mặc dù đã hoàn tất thanh tra, kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Kích cầu tiêu dùng cuối năm: 'Bàn đạp' về đích cho...

Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan...

Điểm nghẽn thể chế từ những mối lo của doanh nghiệp

Lo ngại về những dự thảo quy định không thể thực hiện...