Tin Tổng Hợp


FKI cho biết 100 công ty đứng đầu nước này về doanh thu đã đầu tư 5.440 tỷ won trong năm 2022 vào lĩnh vực môi trường và an toàn, tăng 87,6% so với năm 2021.

Theo báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) công bố ngày 18/1, các công ty lớn của nước này trong năm 2022 đã chi hơn 5.440 tỷ won (4,04 tỷ USD) vào nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và thúc đẩy an toàn tại nơi làm việc theo tiêu chí quản lý về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).


Đồng won Hàn Quốc. Ảnh: freepik.com/TTXVN

FKI cho biết 100 công ty đứng đầu nước này về doanh thu đã đầu tư 5.440 tỷ won trong năm 2022 vào lĩnh vực môi trường và an toàn, tăng 87,6% so với năm 2021. Mức tăng mạnh này diễn ra trong bối cảnh khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các công ty này trong năm 2022 tăng gần 5% so với năm 2021.

Cụ thể, những doanh nghiệp lớn này đã thải ra tổng cộng 267,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) tương đương, tăng hơn 4,7% so với năm 2021. CO2 tương đương là một phong vũ biểu được tiêu chuẩn hóa về tác động khí hậu của các loại khí nhà kính khác nhau.

Theo FKI, tổ chức vận động hành lang cho các tập đoàn gia đình trị ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này, mức đầu tư tăng này là nhờ hoạt động sản xuất của các công ty tăng lên sau khi Hàn Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng chống dịch COVID-19 và tăng chi tiêu tài chính nhà nước.

Tuy nhiên, lượng khí thải nhà kính của các công ty này so với doanh số bán hàng là 23.000 tấn CO2 tương đương trong năm 2022, giảm 13,5% so với năm 2021.

FKI cũng cho biết các tập đoàn hàng đầu này đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy hơn nữa việc quản lý ESG. Ví dụ, hãng sản xuất thép POSCO đã cam kết đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, phù hợp với kế hoạch của chính phủ về giảm phát thải.

ESG cân nhắc các yếu tố nhất định để đánh giá mức độ tiến bộ của các công ty trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và đạo đức kinh doanh.
 
Nguồn: TTXVN

Bài viết liên quan

Thất thu tỷ USD, doanh nghiệp cảng biển muốn tăng phí xếp dỡ hàng hoá

Doanh nghiệp cảng biển đề xuất tăng phí bốc dỡ hàng hóa khi...

4 ngân hàng của Nhật Bản hợp vốn giúp Việt Nam giảm phát thải khí CO2

Bốn ngân hàng lớn của Nhật Bản sẽ đồng tài trợ hạn mức...

Quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2.2% so với cùng kỳ năm trước

Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm khiến...

Danh mục sản phẩm

Bài viết gần đây

Thất thu tỷ USD, doanh nghiệp cảng biển muốn tăng phí...

Doanh nghiệp cảng biển đề xuất tăng phí bốc dỡ hàng hóa khi...

4 ngân hàng của Nhật Bản hợp vốn giúp Việt Nam giảm...

Bốn ngân hàng lớn của Nhật Bản sẽ đồng tài trợ hạn mức...

Quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2.2%...

Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm khiến...

Ngành giấy khuyến cáo năng lực sản xuất bao bì đã...

Đánh giá rằng năng lực sản xuất bao bì giấy phổ thông ở...

Xuất khẩu thêm 'lạnh' sau vụ sụp đổ của một số...

Vụ sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ, Thụy Sỹ đang gián...

Lực lượng lao động Robot đang tác động như thế nào...

Theo nhiều người, sự trỗi dậy của máy móc có nguy cơ phá vỡ...

Báo động đỏ nguy cơ thoái trào toàn cầu hóa

Chiến sự Nga - Ukraine, cạnh tranh Mỹ - Trung, hay những rạn nứt...

TOSHIBA: Tín hiệu từ sự sụp đổ (Phần 2)

Sự sụp đổ của Toshiba gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến...

TOSHIBA: Gây dựng 70 năm, mất mình chỉ trong 1 thập kỷ...

Toshiba vừa đồng ý bán mình giá hơn 15 tỷ đô. Một giá quá...

Doanh nghiệp tập trung củng cố nguồn lực, tái thiết...

Doanh nghiệp có thể duy trì sự tập trung vào những mục tiêu...